Nếu có đồng tiền nào trong số này là nền tảng của một đơn vị tiền tệ trao đổi duy nhất, thì đó có thể là Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Nhưng tiền lệ trong quá khứ cho thấy điều này không dễ xảy ra: 7 năm sau khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) bổ sung đồng Nhân dân tệ vào rổ tiền tệ dự trữ của mình, đồng tiền này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng dự trữ toàn cầu.
Dư luận có lẽ cũng chưa quá ấn tượng về Ngân hàng Phát triển Mới (NDB), một tổ chức cho vay do 5 quốc gia trên thành lập để trở thành "đối trọng" với IMF hoặc Ngân hàng Thế giới WB.
Vì sao ý tưởng đồng tiền chung chưa thành hiện thực?
Trong tuần này, các cuộc đàm phán hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo nhóm BRICS tại Nam Phi tập trung vào những vấn đề bao gồm việc thiết lập một hệ thống thanh toán chung, bao gồm việc thành lập một ủy ban kỹ thuật để bắt đầu xem xét một loại tiền tệ chung.
Nhưng tại sao ý tưởng này đến nay vẫn được thảo luận? Đó là bởi những khó khăn mà một số trong 5 quốc gia thành viên phải đối mặt.
Nga đang bị cô lập khỏi các tổ chức kinh tế lớn và đang tăng lãi suất để ngăn chặn sự đổ vỡ của đồng Rúp.
Nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại sau nhiều thập kỷ tăng trưởng thần tốc. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Nam Phi đang phải vật lộn với việc không thực hiện được lời hứa ban đầu về những năm hậu Apartheid.
Trong khi đó, theo IMF, đồng bạc xanh vẫn giữ vị trí "độc tôn" trong dự trữ tiền tệ toàn cầu: chiếm gần 60%. Con số này giảm từ khoảng 70% vào năm 2000, nhưng vẫn cao hơn bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào.
Tiếp theo là đồng Euro, với khoảng 20%, sau đó là đồng yên và bảng Anh. Đồng nhân dân tệ có 2,6% tổng số.
Liệu sẽ đến lúc nào đó các mục tiêu của BRICS về một đồng tiền chung trở thành hiện thực? Con đường này không hề bằng phẳng. Các rào cản với BRICS là quá lớn - Bloomberg bình luận.