Ngày nay, cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng lên vai con cái, mong con có thể thành công trong cuộc sống. Cha mẹ mong con có một cuộc đời rực rỡ, nhưng họ không bao giờ nghĩ gánh nặng và quá nhiều kỳ vọng sẽ tạo áp lực nặng nề lên con cái.
Gần đến kỳ thi tuyển sinh đại học, áp lực lại càng tăng lên, rất nhiều em kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Học sinh chỉ mong kỳ thi sớm kết thúc để dược nghỉ ngơi, thư giãn.
Có vô số câu chuyện xoay quanh các học sinh cuối cấp. Một người mẹ có con trai đang học cuối cấp 3 chia sẻ rằng: “Gia đình tôi không quá kỳ vọng kỳ thi đại học, hy vọng sẽ kết thúc sớm. Con trai tôi mắc chứng rối loạn lo âu, tôi không biết nó có thể vượt qua kỳ thi tuyển sinh này một cách suôn sẻ hay không.
Con trai tôi học giỏi từ cấp 1 tới cấp 3, nó rất kỷ luật, luôn muốn mình phải nằm trong top 3 của lớp. Buổi tối, nó sẽ tự học trong phòng, cứ đi đi lại lại không yên, lấy giẻ lau bàn liên tục, hay bị mất ngủ, trằn trọc. Ở trường, khi giáo viên đang giảng bài, nó đột nhiên đứng dậy. Giáo viên hỏi có thắc mắc gì không thì nó chỉ im lặng lắc đầu.
Bác sĩ bảo đây đều là các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu, cần điều trị bằng thuốc và trị liệu tinh thần, bảo gia đình không được tạo áp lực học hành cho con nữa. Con như thế này chúng tôi còn đòi hỏi gì nữa?”.
Rõ ràng cậu bé này đã chịu áp lực cao trong thời gian dài, cái gì cũng có giới hạn, giống như căng dây đàn quá mạnh thì sẽ dễ bị đứt. Cha mẹ chỉ cảm thấy hài lòng khi con cái học tập chăm chỉ, quá quan tâm tới điểm số, thứ hạn, đây thực tế là một loại bệnh lý.
Trẻ em ngày nay mắc chứng lo âu và trầm cảm rất nhiều, dẫn tới tỷ lệ tự tử tăng lên. Trẻ em không chỉ phải khỏe mạnh về thể chất mà còn phải khỏe mạnh về tinh thần.
Cha mẹ nên quan tâm tới cách giải tỏa áp lực cho con cái, quan sát cảm xúc của con hằng ngày, nhắc nhở tầm quan trọng của việc lạc quan, bình tĩnh, đừng tạo áp lực quá lớn phải thi đậu cho bằng được.Cuộc sống không phải là một cuộc chạy nước rút, cuộc sống là một cuộc chạy marathon đòi hỏi phải có sức bền.
Một mối nguy hiểm tiềm ẩn khác đối với sức khỏe là bệnh béo phì ở trẻ em. Nguyên nhân trẻ béo phì là do thói quen ăn uống không tốt, đồ chiên rán, nước ngọt, trà sữa. Sau giờ tan học, rất nhiều học sinh đổ xô tới những quầy bán xúc xích, cá viên chiên bên lề đường. Những món ăn vặt này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ nên hạn chế nghiêm ngặt việc con ăn gì, tỷ lệ mắc ung thư đường tiêu hóa đang trẻ hóa dần.
Sức khỏe về thể chất và tinh thần đều rất quan trọng. Một đứa trẻ có cơ thể khỏe mạnh mới có thể làm được những điều mình muốn.
Sức khỏe và sự an toàn của con cái ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý và thể chất của trẻ, cũng như đến khả năng học tập và tương tác xã hội. Ngoài ra, sức khỏe của con cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình. Khi con mắc bệnh hoặc gặp phải sự cố, cha mẹ phải dành nhiều thời gian và tiền bạc để điều trị và chăm sóc, đôi khi phải đánh đổi sự nghiệp và thời gian cá nhân để chăm sóc con.
Việc chú trọng tới sức khỏe và sự an toàn của con cũng còn giúp cha mẹ cảm thấy yên tâm và tự tin hơn trong việc nuôi dạy con. Cha mẹ có thể giúp con phát triển các thói quen lành mạnh, bao gồm ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và giảm thiểu tiếp xúc với các chất độc hại.
Cha mẹ cũng có thể giúp con hạn chế các rủi ro và nguy cơ, bao gồm giảm thiểu tai nạn và mất an toàn, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và đảm bảo con được tiêm chủng đầy đủ.