Sức khỏe

Bổ sung vitamin giúp đôi mắt sĩ tử sáng khỏe trong mùa thi

Phạm Hoa 05/06/2024 06:19

(GDTĐ) - Hiện nay đang là thời điểm các sĩ tử ôn thi nên không chỉ cần bổ sung chất dinh dưỡng tăng cường cho não bộ mà còn cần các loại vitamin bổ sung cho mắt sáng khỏe.

Mắt là một cơ quan phức tạp cần nhiều vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau để có thể hoạt động bình thường. Một số tình trạng phổ biến về mắt có thể kể đến như: Bệnh võng mạc tiểu đường, thoái hoá điểm vàng do tuổi tác, tăng nhãn áp hay đục thể tinh thuỷ,...

Mặc dù có nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ra tình trạng này, dinh dưỡng dường như cũng có ảnh hưởng đáng kể. Sự thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn gây mất tập trung trong học tập. Vì vậy cần nhiều loại vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau để hoạt động bình thường, giúp hỗ trợ chức năng mắt, giúp đôi mắt sáng khỏe trong thời gian học tập cũng như ôn thi là điều quan trọng đối với sĩ tử trong mùa thi.

bổ sung vitamin đúng cách cho trẻ

Vitamin A quan trọng cho mắt sáng khỏe: Vitamin A đóng một vai trò quan trọng đối với thị lực bằng cách duy trì giác mạc rõ ràng, là lớp phủ bên ngoài của mắt. Vitamin A cũng là một thành phần của rhodopsin, một loại protein trong mắt cho phép nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu. Tình trạng thiếu vitamin A nếu không được khắc phục có thể dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng gọi là bệnh khô mắt. Để có sức khỏe tổng thể của mắt, thực phẩm giàu vitamin A được khuyến khích sử dụng thay vì thực phẩm bổ sung. Một số thực phẩm giàu vitamin A như: Khoai lang, các loại rau lá xanh, bí ngô, ớt chuông...

Vitamin E – chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào mắt: Nhiều tình trạng về mắt được cho là có liên quan đến stress oxy hóa, đó là sự mất cân bằng giữa chất chống oxy hóa và các gốc tự do trong cơ thể. Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ các tế bào bao gồm cả tế bào mắt khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do, là những phân tử có hại, không ổn định. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống bao gồm đầy đủ vitamin E được khuyến khích để duy trì sức khỏe của mắt. Một số lựa chọn giàu vitamin E bao gồm các loại hạt, dầu ăn. Cá hồi, bơ và các loại rau lá xanh cũng là những nguồn tốt.

bổ sung vitamin đúng cách là như thế nào

Vitamin C- chất bảo vệ mắt chống lại các gốc tự do gây hại: Giống như vitamin E, vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể bảo vệ mắt chống lại các gốc tự do gây hại. Vitamin C cần thiết để tạo ra collagen, một loại protein cung cấp cấu trúc cho mắt đặc biệt là ở giác mạc và củng mạc. Vitamin C giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể, một tình trạng khiến mắt bị đục và suy giảm thị lực. Cam quýt, dâu tây, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh và cải xoăn chứa lượng vitamin C đặc biệt cao, khiến chúng trở thành những lựa chọn tuyệt vời để tăng lượng vitamin C hàng ngày giúp mắt sáng khỏe .

Acid béo omega-3 giúp phát triển và chức năng của võng mạc: Acid béo omega-3 là một loại chất béo không bão hòa đa rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt, đặc biệt là đối với sự phát triển và chức năng của võng mạc. Màng tế bào võng mạc chứa nồng độ cao acid docosahexaenoic (DHA), một loại omega-3 cụ thể. Chất béo omega-3 cũng có thể có lợi cho bệnh khô mắt bằng cách giúp tiết ra nhiều nước mắt hơn. Với tình trạng khô mắt, việc thiếu nước mắt sẽ gây khô, khó chịu và đôi khi mờ mắt. Tăng acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống bằng cách ăn các loại cá béo (cá hồi, cá thu và cá mòi…), hạt lanh, hạt chia, đậu nành, các loại hạt như hạt óc chó. Acid omega-3 cũng có thể được tìm thấy trong các loại dầu ăn như dầu hạt cải và dầu ô liu.

Kẽm- một sắc tố giúp bảo vệ mắt: Kẽm có hàm lượng cao trong điểm vàng và giúp vitamin A sản xuất melanin, một sắc tố giúp bảo vệ mắt. Là một bộ phận cấu thành của nhiều enzyme thiết yếu, bao gồm superoxide dismutase, có chức năng như một chất chống oxy hoá. Kẽm có liên quan đến sự hình thành các sắc tố thị giác trong võng mạc, thiếu kẽm có nguy cơ dẫn đến chứng mù đêm. Kẽm được tìm thấy trong thịt, gia cầm, hải sản, các sản phẩm từ sữa và các loại hạt.

Lutein và zeaxanthin: Lutein và zeaxanthin là một phần của họ carotenoid, một nhóm các hợp chất có lợi được tổng hợp bởi thực vật. Cả hai loại carotenoid này đều có thể được tìm thấy trong điểm vàng và võng mạc của mắt, nơi chúng giúp lọc ánh sáng xanh có hại, bảo vệ mắt khỏi bị hư hại. Chỉ cần 6mg lutein và zeaxanthin có thể mang lại lợi ích. Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả cung cấp lượng này một cách tự nhiên. Các loại rau lá xanh đậm như rau bina và cải xoăn, cũng như từ ngô, đậu Hà Lan và lòng đỏ trứng chứa nhiều carotenoids.

bổ sung vitamin đúng cách

Riboflavin có khả năng làm giảm căng thẳng: Một loại vitamin B khác được nghiên cứu liên quan đến sức khỏe của mắt là riboflavin (vitamin B2). Là một chất chống oxy hóa, riboflavin có khả năng làm giảm căng thẳng oxy hóa trong cơ thể, bao gồm cả mắt. Mức khuyến nghị tiêu thụ 1,1 – 1,3g riboflavin mỗi ngày. Thường dễ dàng đạt được số lượng này vì nhiều loại thực phẩm có hàm lượng riboflavin cao, các thực phẩm này bao gồm yến mạch, sữa, sữa chua, thịt bò và ngũ cốc tăng cường.

Vitamin B6, B9 và B12: Thông tin từ Bệnh viện Vinmec, theo các nhà nghiên cứu một số loại vitamin B về tác động của chúng đối với sức khỏe của mắt, đặc biệt là vitamin B6, B9 và B12. Sự kết hợp của các loại vitamin này có thể làm giảm mức độ homocysteine, một loại protein trong cơ thể có thể liên quan đến chứng viêm và tăng nguy cơ phát triển AMD.

Một nghiên cứu lâm sàng thực hiện ở phụ nữ để xác định vai trò của vitamin đã chứng minh nguy cơ phát triển AMD giảm 34% khi dùng 1,000 mcg vitamin B12 cùng với vitamin B6 và vitamin B9. Tuy nhiên, nghiên cứu thêm là cần thiết để xác nhận lợi ích của các chất bổ sung này.

Niacin: Chức năng chính của niacin (vitamin B3) trong cơ thể bạn là giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và cũng có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa. Gần đây, các nghiên cứu đã gợi ý rằng niacin có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp. Một nghiên cứu quan sát về mức tiêu thụ chất dinh dưỡng của người trưởng thành Hàn Quốc và nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp của họ đã tìm thấy mối liên quan giữa chế độ ăn ít niacin và tình trạng này. Nhìn chung, vẫn cần nghiên cứu thêm về mối liên hệ tiềm ẩn giữa niacin và bệnh tăng nhãn áp.

Các chất bổ sung nên được sử dụng một cách thận trọng. Khi tiêu thụ với lượng cao (1,5 – 5 gam) mỗi ngày, niacin có thể gây ra các tác dụng phụ đối với mắt, bao gồm mờ mắt, tổn thương điểm vàng và viêm giác mạc. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy tiêu thụ thực phẩm tự nhiên chứa nhiều niacin có bất kỳ tác dụng phụ nào. Một số nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng niacin phong phú bao gồm: Thịt bò, thịt gia cầm, cá, nấm, đậu phộng và các loại đậu.

Thiamine: Thiamine, hoặc vitamin B1, đóng một vai trò quan trọng trong chức năng tế bào thích hợp, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và có thể có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.

Một nghiên cứu quan sát trên 2.900 người ở Úc cho thấy rằng, chế độ ăn giàu thiamine giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể xuống 40%. Nghiên cứu này cũng chỉ ra protein, vitamin A, niacin và riboflavin có thể bảo vệ chống lại bệnh đục thủy tinh thể .

Hơn nữa, thiamine đã được đề xuất như một phương pháp điều trị tiềm năng cho giai đoạn đầu của DR. Nguồn thực phẩm có hàm lượng thiamine phong phú bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, thịt và cá. Ngoài ra, thiamine thường được thêm vào các loại thực phẩm như ngũ cốc ăn sáng, bánh mì và mì ống.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bổ sung vitamin giúp đôi mắt sĩ tử sáng khỏe trong mùa thi