Do đó, người bị trào ngược acid hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể cảm thấy khó chịu hoặc các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn cà chua. Nếu có tình trạng này, thì bạn nên tiết chế lượng cà chua ăn vào hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ ăn uống.
Người mắc hội chứng ruột kích thích
Người mắc hội chứng ruột kích thích thường nhạy cảm hơn với một số loại thực phẩm, kể cả những loại có nhiều chất xơ hoặc chứa các loại đường như fructose.
Cà chua cũng là một trong những thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất có thể gây ra các vấn đề về đường ruột. Do vỏ và hạt cà chua gây kích ứng, có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Nếu đã bị hội chứng ruột kích thích, cà chua cũng có thể gây đầy hơi.
Cà chua, đặc biệt là khi được tiêu thụ với số lượng lớn, có thể là tác nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở một số người mắc hội chứng ruột kích thích. Những người bị mắc hội chứng ruột kích thích nên theo dõi các triệu chứng do đó nên hạn chế ăn cà chua để tránh cảm giác khó chịu.
Không ăn cà chua khi đang đói bụng
Nếu ăn cà chua khi dạ dày của bạn đang trống rỗng, các chất Pectin, nhựa Phenolic trong cà chua có thể gây ra những phản ứng với axit, khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn gặp nhiều khó khăn hơn. Về lâu dài, thói quen ăn cà chua xanh hoặc chưa chín kỹ có thể dẫn tới viêm loét dạ dày.
Bệnh nhân sử dụng thuốc làm tan máu đông
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với những bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu khi ăn cà chua sẽ làm giảm công dụng của thuốc.
Lý do, trái cà chua không chỉ giàu vitamin A và C mà còn chứa rất nhiều vitamin K, nhưng đây lại là chất xúc tác có chức năng hỗ trợ tổng hợp prothrombin và coagulin trong gan.
Người có vấn đề về thận
Những người mắc bệnh thận mạn tính tiến triển phải hạn chế hấp thụ kali - loại khoáng chất mà cà chua rất giàu này.
Nồng độ kali cao trong máu là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thận. Do đó, người mắc bệnh thận nên tránh cà chua, nước sốt cà chua hoặc bất cứ thứ gì làm từ cà chua. Nước sốt cà chua cũng chứa nhiều oxalate, chất tự nhiên có thể góp phần hình thành sỏi thận ở những người nhạy cảm. Nếu có tiền sử bị sỏi thận hoặc có nguy cơ phát triển nên hạn chế ăn cà chua.
Người bị bệnh gout
Nguyên nhân gây ra bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric trong máu. Trong khi đó cà chua lại là một thực phẩm chứa hàm lượng purin khá lớn.
Nếu ăn cà chua khi mắc bệnh gout sẽ ảnh hưởng đến tình trạng bệnh vì hàm lượng vitamin C trong cà chua gây ra phản ứng kết tủa, khi gặp acid uric vô cùng tai hại cho người dùng.
Trên đây là những người không nên ăn cà chua. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa cà chua nhé.