Vậy, cân bằng theo tỷ lệ như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất từ hai nguồn đạm này? Theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng: “Người trưởng thành (từ 19 tuổi trở lên) nên ăn đạm động vật theo tỷ lệ 30-35% tổng số đạm nạp vào” và “Tuổi càng cao nên ăn lượng đạm động vật càng ít, và cần bổ sung lượng đạm hợp lý theo tỉ lệ là 1/3 đạm động vật và 2/3 đạm thực vật”.
Đặc biệt, khi lựa chọn các nguồn đạm “xanh” cho bữa ăn, đạm đậu nành luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Nhờ cung cấp tất cả 9 axit amin thiết yếu cho cơ thể, đậu nành trở thành thực phẩm duy nhất trong các loại hạt thực vật có chứa đạm hoàn chỉnh. Đồng thời, đậu nành có hàm lượng đạm cao hơn các loại đậu khác và đáp ứng đủ nhu cầu đạm của cơ thể. Không chỉ vậy, đậu nành còn giàu chất béo thực vật và axit béo không no đa (omega-6 và omega-3) có lợi cho sức khỏe. Vì lẽ đó, Viện Dinh dưỡng khuyến nghị: “Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là một trong những nguồn cung cấp đạm thực vật, chất xơ cần thiết để góp phần duy trì, bảo vệ và phát triển cơ thể”.
Theo Tiến sĩ Mark Messina - Giám đốc Nghiên cứu Dinh dưỡng Đậu nành, Viện Dinh dưỡng Đậu nành toàn cầu, Hoa Kỳ, lượng dùng khuyến nghị cho người lớn là 2 phần ăn hằng ngày (tương đương 15-25 gam đạm đậu nành). Và bạn có biết, thật dễ dàng khi bổ sung đạm đậu nành vào khẩu phần với các món bổ dưỡng được chế biến từ đậu phụ, tàu hũ ky, giá đậu nành, edamame… Trong đó, cách thức tiện lợi và nhanh chóng nhất chính là uống sữa đậu nành mỗi ngày.
Như vậy, hơn bao giờ hết chúng ta cần quyết tâm thực hiện giải pháp cân bằng đạm trong bữa ăn để thu về những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe từ các nguồn đạm “xanh”. Điều này đặc biệt quan trọng với những ai đang giữ vai trò chăm sóc sức khỏe trong gia đình. Vì các quyết định dinh dưỡng thông minh sẽ giúp bảo vệ hiệu quả cho sức khỏe đường dài của những người thân yêu.