1. Đặt kỳ vọng
Những đứa trẻ nhạy cảm cần thời gian suy nghĩ thấu đáo. Việc cha mẹ đặt và nói ra kỳ vọng cho trẻ sẽ giúp chúng lường trước được kết quả của và hành động kiểm soát hơn.
Ví dụ, trước khi cùng con thăm bà ngoại trong viện dưỡng lão, phụ huynh nên nói rõ với trẻ cần giữ trật tự tránh làm phiền một số người không khỏe xung quanh.
2. Kỷ luật nhẹ nhàng
Những đứa trẻ nhạy cảm cảm nhận mọi thứ xung quanh sâu sắc, dễ bị tổn thương nhưng có thể tự mình sửa sai.
Vì vậy, khi phạt trẻ, bố mẹ hãy tạo một nơi giúp con bình tĩnh với những món đồ thoải mái như thú nhồi bông, chăn... để điều chỉnh cảm xúc. Sau khi kỷ luật, hãy cho con những lời khẳng định tích cực và trấn an trẻ rằng bạn yêu con nhiều như thế nào.
Dạy một đứa trẻ nhạy cảm cần nhẹ nhàng. Ảnh: Unsplash. |
3. Hãy là huấn luyện viên cảm xúc của con
Các bậc phụ huynh nên dạy cho con mình kỹ năng điều tiết cảm xúc mỗi ngày bằng cách làm gương cho trẻ thấy cách bạn xử lý cảm xúc của mình. Những cảm xúc có thể sinh ra từ căng thẳng trong công việc hay sự thất vọng của con bạn.
4. Biện hộ cho con
Trước khi con nhận giáo viên mỗi đầu năm học, phụ huynh nên nói trước về sự nhạy cảm của con mình với giáo viên của chúng để tránh xảy ra hiểu lầm, thậm chí là xung đột.
Và khi con sử dụng sự nhạy cảm của mình như áp dụng trí tưởng tượng của chúng, thể hiện sự đồng cảm với một người bạn đang trải qua thời kỳ khó khăn..., cha mẹ nên bày tỏ thái độ trân trọng thay vì phủ nhận cảm xúc này của trẻ.
5. Tò mò về thế giới của con
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dành nhiều thời gian nói chuyện và chơi riêng với những đứa trẻ nhạy cảm trong nhà, cố gắng hiểu những gì con trải nghiệm.
CNBC gợi ý phụ huynh nên hỏi trẻ những câu hỏi mở như "Hôm nay con có khó khăn gì không?" thay vì các câu hỏi đóng như "Hôm nay con có khó khăn lắm không?". Theo đó, một câu hỏi mở sẽ mở ra cơ hội thấu hiểu con nhiều hơn cho người lớn.