Ảnh minh họa INT. |
Trên thực tế, bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai đào tạo các ngành học mới đáp ứng nhu cầu đội ngũ theo Chương trình GDPT 2018 còn khó khăn, nhất là những năm đầu triển khai. Theo ThS Nguyễn Vinh San, bên cạnh việc xã hội, phụ huynh, thí sinh chưa có hiểu biết về các ngành học mới thì khó khăn còn ở ngành học mới đòi hỏi cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nguồn lực tài chính cao hơn.
Muốn thúc đẩy sự phát triển, ThS Nguyễn Vinh San cho rằng, Bộ GD&ĐT cần đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất cho các trường sư phạm, phối hợp tốt với địa phương nhằm xác định đúng nhu cầu giáo viên các môn học mới trong tương lai. Các địa phương ưu tiên bố trí giáo viên tham gia giảng dạy đúng chuyên ngành đào tạo. Các trường sư phạm cần tổng kết đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo sau khi có khóa sinh viên tốt nghiệp đầu tiên.
Từ thực tiễn triển khai tại Trường ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội, khó khăn được PGS.TS Nguyễn Chí Thành chia sẻ liên quan đến triển khai Nghị định 116. Theo đó, dù Nghị định 116 có nhiều ưu điểm, nhưng khi triển khai vào thực tế còn bất cập như:
Dự báo của các địa phương chưa sát thực tế; nhiều địa phương rà soát nhu cầu sử dụng thường chậm muộn thậm chí chưa triển khai rà soát nhu cầu, sự phối hợp giữa các ban ngành của một tỉnh còn hạn chế. Do vậy, chỉ tiêu của các ngành này thường quá thấp (chỉ khoảng 15 - 20 chỉ tiêu/ngành) dẫn đến khó khăn trong tuyển sinh, từ đó ảnh hưởng một phần đến việc đầu tư đội ngũ giáo viên nhà trường.
Từ đó, PGS.TS Nguyễn Chí Thành đề xuất, Bộ GD&ĐT cần chỉ đạo các địa phương tăng cường rà soát, thống kê, báo cáo nhu cầu sử dụng giáo viên. Bộ đồng thời cần xây dựng, ban hành chương trình và chuẩn chương trình đào tạo khối ngành đào tạo giáo viên nói chung, ngành đào tạo giáo viên Khoa học tư nhiên, Lịch sử và Địa lí nói riêng.
Cùng đó, nghiên cứu đề xuất sửa đổi và tiếp tục triển khai Nghị định 116 của Chính phủ, các văn bản khác liên quan cho phù hợp với thực tiễn; chủ động rà soát, cập nhật chương trình hàng năm; tổ chức các diễn đàn chung giữa các cơ sở đào tạo giáo viên đã triển khai đào tạo giáo viên các ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí để nâng cao chất lượng đào tạo.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2: Nhà trường đã trình Bộ GD&ĐT hồ sơ mở ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên, Sư phạm Lịch sử - Địa lý, dự kiến tuyển sinh từ 2023. Nhà trường đồng thời chuẩn bị nhân lực để mở các ngành đào tạo giáo viên các môn năng khiếu như Âm nhạc, Mĩ thuật.