Cách tránh béo phì, thừa cân ở trẻ em

Hà Thuỷ | 19/09/2023, 07:25
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Hiện nay tình trạng thừa cân và béo phì đang gia tăng với tốc độ báo động ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Tại Việt Nam có chiều hướng xuất hiện ngày càng nhiều ở trẻ em và thanh thiếu niên thừa cân, béo phì.

beo-phi.jpg
Trẻ em bị thừa cân, béo phì có xu hướng gia tăng.

Nguyên nhân gây béo phì

Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới sử dụng chỉ số thân khối (BMI) để đánh giá tình trạng của cơ thể.BMI được tính bằng công thức là thương số của cân nặng (kg) với bình phương chiều cao (m). Chỉ số BMI của người bình thường ở giới hạn từ 20 - 25, trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì.

Trẻ bị thừa cân béo phì là do nhiều nguyên nhân phối hợp, tương tác giữa yếu tố môi trường và yếu tố di truyền. Nguyên nhân chủ yếu là do dinh dưỡng bất hợp lý và ít hoạt động thể lực.

Khẩu phần ăn uống có tổng năng lượng vượt quá năng lượng tiêu hao. Do đó, phần dư thừa được chuyển thành mỡ tích luỹ trong các tổ chức cơ thể, rối loạn hoạt động của các hormon tăng trưởng.

Người càng béo phì càng có nguy cơ cao mắc bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim mạch do mạch vành, đái đường hay bị các rối loạn dạ dày, ruột, sỏi mật. Thừa cân và béo phì còn làm giảm vẻ đẹp của mọi người, giảm hiệu suất học tập và lao động, kém lanh lợi, hoạt bát.

Chế độ ăn uống tránh béo phì

Trẻ em cần thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý và hoạt động thể lực đúng mức để duy trì cân nặng ổn định là nguyên tắc cần thiết để tránh béo phì.

Chế độ ăn năng lượng (calo) thấp, cân đối, ít mỡ, ít đường đủ đạm, vitamin, nhiều rau quả. Giảm năng lượng của khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300 kcal so với khẩu phần ăn trước đó cho đến khi đạt năng lượng tương ứng đến mức chỉ số BMI là 20 - 25.

beo-phi-2.jpg
Nên cho trẻ em ăn nhiều rau tránh béo phì.

Nên ăn ít chất béo, bột, đủ chất đạm, vitamin, muối khoáng, tăng cường ăn rau và hoa quả như cam, chanh, táo, chuối, sơri, dứa…. Nếu cần, có thể bổ sung viên đa vitamin và vi lượng tổng hợp.

Cha mẹ có thể sử dụng một trong số các bài thuốc Đông y nhằm giảm bớt tình trạng béo phì ở trẻ em như sau:

Táo mèo 12g, ngưu tất 12g, quyết minh tử sao 12g, kỳ từ ng hà thủ ô đỏ 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Táo mèo 100g ngâm với 1 lít rượu Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30m. Lá sen phơi trong bóng râm cho khô, vò nát làm chè. Ngày hãm 20g lấy nước uống trong thời gian dài.

Đảng sâm 12g, bạch linh 10g, bạch truật 12g, cam thảo 6g trần bì 6g, bán hạ chế 12g, trách tả 12g. Sắc lấy nước uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Hoa hồng, hoa nhài, hoa chanh (có thể dùng hoa cam, hoa quýt, hoa quất thay thế), lá sen, xuyên khung mỗi vị 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Cũng có thể hãm uống thay trà. Rất thích hợp cho những người béo phì có rối loạn lipid máu.

Cúc hoa 6g, sơn tra 15g, thảo quyết minh (sao thơm) 15g. Các vị thuốc đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Loại trà này đặc biệt tốt cho những phụ nữ béo phì kèm theo các triệu chứng. Ngực sườn đầy tức, bụng trướng, kinh nguyệt không đều, có thể bế kinh, ngủ kém hay mê mộng, miệng đắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhờn...

Kim ngân hoa, cúc hoa, sơn tra mỗi vị 10g. Các vị thuốc đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Loại trà này đặc biệt tốt cho những người thừa cân và béo phì có kèm theo tăng huyết áp và rối loạn lipid máu thuộc thể vị nhiệt thấp trở, biểu hiện bằng các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, nặng đầu, tay chân buồn mỏi, chóng đói, miệng khát, thích uống nước mát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dính.

Hoa tam thất, sơn tra, hoa hồng mỗi vị 10g. Các vị thuốc đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng cho những người thừa cân và béo phì kèm theo tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hay hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

Súp lơ 350g tôm nõn (đã chín) 25g, gừng tươi thái chỉ, muối, gia vị, giấm gạo và dầu thực vật vừa đủ. Súp lơ rửa sạch thái miếng chần qua nước sôi, để ráo nước rồi đem trộn với tôm nõn, muối, giấm chua thành dạng dưa góp, sau chừng nửa giờ là ăn được. Khi ăn cho thêm một chút dầu thực vật lên trên. Công dụng: Tư âm dưỡng huyết, hạ mỡ máu và giảm béo phì.

Ở nhiều nước, tỉ lệ người béo lên tới 30 - 40%, nhất là ở độ tuổi trung niên. Chống béo phì trở thành một mục tiêu sức khỏe cộng đồng quan trọng.
Ở Việt Nam, tỉ lệ người béo còn thấp nhưng có khuynh hướng gia tăng nhanh nhất là ở các đô thị. Tỉ lệ thừa cân và béo phì chiếm khoảng 4% ở Hà Nội (1995) và thành phố Hồ Chí Minh (2000) là 10,7% ở lứa tuổi 15 - 49 và 21,9% ở lứa tuổi 40 - 49.
Tỉ lệ béo phì ở học sinh tiểu học Hà Nội là 4,2%, ở thành phố Hồ Chí Minh là 12,2%,
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách tránh béo phì, thừa cân ở trẻ em