Các triệu chứng chung thường gặp bao gồm: Bồn chồn, run rẩy hoặc đổ mồ hôi, mất phối hợp, lo lắng, cáu gắt, kiệt sức, đau đầu, yếu, chóng mặt, khó tập trung, nhịp tim nhanh, tái xanh, buồn nôn hoặc đau dạ dày, đau cơ, mờ mắt.
Nếu hạ đường huyết không được điều trị, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn như ngất xỉu và mất ý thức, co giật.
Làm gì khi bị hạ đường huyết đột ngột?
Điều trị hạ đường huyết phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu do đói, cần ăn một bữa ăn giàu glucose, như trái cây ngọt và bánh ngọt, một cốc nước ép trái cây, viên glucose hoặc kẹo...
Nếu bị hạ đường huyết do đói, bạn cần ăn một bữa ăn giàu glucose. Ảnh minh họa
Những người bệnh đái tháo đường hay bị hạ đường huyết vào buổi sáng có thể trao đổi với bác sĩ điều trị để thay đổi liều lượng thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống phù hợp.
Nếu hạ đường huyết vì rượu, nên tránh uống nhiều rượu. Ăn trước và sau khi uống rượu. Nếu nghiện rượu cùng với mắc bệnh đái tháo đường thì phải cai rượu và cần giám sát y tế chặt chẽ.
Các nguyên nhân khác gây hạ đường huyết buổi sáng có thể nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy, những người thường xuyên gặp phải tình trạng hạ đường huyết vào buổi sáng nên đi khám bác sĩ.
Nếu do đói, cần ăn một bữa ăn giàu glucose
Phòng ngừa hạ đường huyết hiệu quả
- Theo các chuyên gia y tế, nếu nguyên nhân là một bệnh lý tiềm ẩn, bạn chỉ có thể phòng ngừa hạ đường huyết vào buổi sáng bằng cách đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ để có những thay đổi thuốc phù hợp.
- Người bệnh cần chia nhỏ các bữa ăn. Tránh chế độ ăn ít carbohydrate. Nên có bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ.
- Chọn đồ ăn nhẹ nhiều chất xơ, vì thực phẩm giàu chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ glucose và có thể giúp phòng ngừa lượng đường trong máu thấp vào buổi sáng.
- Người bệnh đái tháo đường nên theo dõi đường huyết trong suốt cả ngày để tìm ra quy luật tăng giảm đường huyết của mình, xây dựng cách ứng phó thích hợp.