Căng thẳng là gì?
Theo ThS.BS. Nguyễn Trung Nghĩa – Đơn vị Tâm lý Tâm thần, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn:
“Căng thẳng là phản ứng của tâm lý và cơ thể trước mối đe dọa hay sự thay đổi từ môi trường. Khi gặp tác nhân gây căng thẳng, chúng ta không chỉ cảm thấy căng thẳng về tâm lý; mà cơ thể cũng có nhiều thay đổi để ứng phó với tình huống như: cơ bắp căng cứng, tim đập nhanh, hơi thở gấp gáp hơn, đồng tử giãn ra, đường huyết và huyết áp tăng; nhiều năng lượng, hay đầu óc tỉnh táo… để sẵn sàng đối mặt và giải quyết các tình huống đe dọa hay ứng phó với những thay đổi”.
Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần
Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm:
Căng thẳng là một phần bình thường của cuộc sống, nhưng khi những cảm xúc như tuyệt vọng, kiệt quệ, căng thẳng cứ kéo dài và không thể biến mất, khi đó bạn có thể bị trầm cảm. Trầm cảm là căn bệnh rối loạn tinh thần phổ biến. Nó được biểu hiện qua nỗi buồn dai dẳng và không có hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động được xem bổ ích hoặc thú vị trước đó.
Rối loạn lo âu:
Ở Mỹ, rối loạn lo âu được cho là dạng bệnh tâm thần nhẹ. Tuy nhiên, ở Việt Nam rất nhiều người chưa chấp nhận được rằng việc mình bị bệnh tâm thần; vì cho rằng đây là một loại bệnh trầm trọng. Người bệnh thường hay né tránh đi khám bệnh tại các chuyên khoa tâm thần. Thay vào đó, người bệnh sẽ đi khám ở những chuyên khoa khác như tim mạch, thần kinh… và né tránh, không hợp tác khi được Bác sĩ khuyên đến đúng chuyên khoa tâm thần.
Một điều hết sức nguy hiểm chính là rối loạn tâm thần thường xuất hiện đồng thời với các bệnh khác như trầm cảm, rối loạn hành vi, rối loạn quá trình tiêu hóa và các diễn biến tâm lý phức tạp khác.v.v.. Dẫn đến bệnh nhân có nhiều diễn biến phức tạp về tâm lý như dễ rơi vào trạng thái sợ hãi; mất niềm tin, rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính khác.
Thay đổi tính cách và các vấn đề về hành vi:
Những thay đổi về tính cách sau đây có thể xảy ra ở những người bị căng thẳng kéo dài:
- Cáu gắt
- Thù địch
- Thất vọng
- Tức giận
- Cảm xúc và hành vi hung hăng
- Giảm quan tâm đến ngoại hình
- Không còn kỷ luật về giờ giấc
- Bị ám ảnh về điều gì đó trong thời gian rất lâu
- Giảm hiệu quả công việc
- Nói dối hoặc kiếm cớ để che đậy
- Phòng thủ và nghi ngờ quá mức
- Tự cô lập bản thân
- Tính bốc đồng
Nếu nỗi lo lắng, sợ hãi của bạn liên tục kéo dài, hãy dành ít phút để tầm soát mức độ lo âu của mình
Điều quan trọng nhất là hãy tìm hiểu về căng thẳng và các biểu hiện; để tự nhận biết được sớm mức độ căng thẳng của bản thân. Các chuyên gia gợi ý rằng bạn có thể sử dụng các công cụ lượng giá tâm lý (hay các bài test tâm lý); để đánh giá tình trạng hiện tại, xem mình có đang stress quá mức, có đang gặp phải các dấu hiệu của trầm cảm, lo âu; hay các rối loạn khác liên quan đến stress không. Thường chỉ mất vài phút để hoàn thành các hỏi trắc nghiệm tâm lý này.
Hiện tại các công cụ này đang được cung cấp miễn phí tại trang https://grapsy.vn/benh-nhan/kèm với các hướng dẫn chi tiết, diễn giải kết quả test và hướng xử trí tiếp theo.