Giáo dục gia đình đừng coi con cái là trung tâm
Zeng Shiqiang – một nhà Hán học người Trung Quốc chuyên nghiên cứu về Kinh dịch từng nói:
“Trên đời này có 2 kiểu con cái, 1 là để báo ân, 2 là báo oán.
Nếu con bạn tới để báo oán, cha mẹ khỏe mạnh cũng bị làm cho tức phát điên. Cha mẹ nhiều tiền bao nhiêu rồi cũng tán gia bại sản. Cha mẹ kinh doanh làm ăn tốt, con cái phá gia chi tử. Đó là một đứa con nghịch tử điển hình.
Kiểu thứ là đứa con tới để báo ân, nếu cha mẹ ốm đau thì con sẽ hết lòng chăm sóc. Nếu cha mẹ nghèo thì con sẽ dốc sức kiếm tiền nuôi gia đình. Con cái sẽ làm mọi thứ để cha mẹ mình được hạnh phúc”.
Trên thực tế, việc con cái đến để báo ân hay báo oán đều do cách nuôi dạy của cha mẹ quyết định.
Nếu cha mẹ không muốn con mình trở thành người bất hiếu, kẻ thua cuộc, họ không nên coi con là trung tâm của cả nhà.
Có một cậu bé tên Yang Zhiyang (Trung Quốc), 10 tuổi nhưng không may mẹ bị mắc bệnh nặng. Vì cha phải ra ngoài kiếm tiền nên cậu bé có trách nhiệm chăm sóc mẹ.
Không còn cách nào khác, cậu bé phải học cách giúp mẹ tắm rửa, cho ăn, xoa bóp... Cậu bé cứ như vậy chăm sóc mẹ suốt 12 năm. Giờ đây, cậu bé năm nào đã trở thành một người đàn ông có trách nhiệm.
Để giúp mẹ tìm lại niềm vui cuộc sống, khi còn là học sinh, cậu còn học cách trang điểm và buộc tóc cho mẹ. Thỉnh thoảng cậu còn đưa mẹ đi mua sắm, ăn lẩu cùng nhau.
Cậu từng nói: “Mẹ sinh tôi năm 21 tuổi. Để tiết kiệm vài đồng mua sữa bột cho tôi, ngày hè nóng nực mẹ không dám bắt xe buýt đi làm. Tôi làm sao có thể để mẹ phải tiếp tục chịu đau đớn vì tôi nữa”.
Những lời lẽ giản dị và khiêm tốn này khiến người ta hiểu được tình mẫu tử là gì. Nhiều khi con cái không dễ bị tổn thương như chúng ta nghĩ.
Ngược lại, nếu cha mẹ có thể buông bỏ, cho con cái cơ hội cho đi và để chúng học cách chia sẻ gánh nặng gia đình, chúng sẽ đáp lại cha mẹ một bất ngờ.
Trước đó, có một video lan truyền trên mạng khiến nhiều người cảm động. Có một cậu bé mới 7 tuổi đã khéo léo giúp mẹ gói đồ ăn, giao cho khách. Vào một ngày hè nóng bức, cậu bé đứng trong một khu chợ không có quạt, mồ hôi đầm đìa vì nóng.
Người mẹ cho biết, con cô đã biết giúp mẹ nhiều việc từ khi 4 tuổi. Cô luôn cảm thấy mình nợ con rất nhiều.
Đứa trẻ nào cũng háo hức lớn lên và mong một ngày nào đó có thể chia sẻ công lao khó nhọc của cha mẹ. Ánh mắt cậu bé đó không hề lộ vẻ mệt mỏi mà là niềm tự hào khi được trở thành cánh tay phải của mẹ.