Tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia năm học 2021 - 2022, Võ Tá Thành Minh và Nguyễn Khoa Hùng, Trường THPT Phú Bài, TX Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã giành giải Nhì.

Theo Võ Tá Thành Minh, trước đó đã có nhiều nghiên cứu thiết kế và điều khiển cánh tay robot bằng các phương pháp khác nhau nhằm phục vụ cho nhiều mục đích. “Đề tài nghiên cứu về cánh tay robot này khác với những cánh tay robot trước đó.

Cánh tay robot của chúng em được thiết kế và hoạt động dựa trên công nghệ nhận dạng cử chỉ tay người để từ đó điều khiển, đó là điều đặc biệt. Hiện nay, công nghệ nhận dạng và xử lý ảnh đã có nhiều đột phá mới với việc ứng dụng sâu các kỹ thuật AI (trí tuệ nhân tạo) nhằm nâng cao độ chính xác”, em Minh nói.

Ngay sau khi lên ý tưởng, Hùng và Minh đã bắt tay vào nghiên cứu, phân tích ưu, nhược điểm của các phương pháp điều khiển cánh tay robot trên thế giới và tại Việt Nam, tiếp đó, hai em tìm hiểu về các tài liệu liên quan đến lập trình, trí tuệ nhân tạo rồi lựa chọn linh kiện điện tử, lắp đặt và thử nghiệm…

Với sự hỗ trợ của các giáo viên và gia đình, sau hơn 6 tháng mày mò, nghiên cứu, Hùng và Minh đã hoàn thành cánh tay robot này và xuất sắc giành giải Nhì của cuộc thi KHKT cấp quốc gia năm học 2021 - 2022.

Cánh tay robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI

Hùng và Minh không chỉ đạt thành tích cao trong cuộc thi KHKT cấp quốc gia, mà còn là tấm gương sáng về học tập cũng như các hoạt động xã hội của trường và lớp. Các dự án đoạt giải sẽ nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCSHCM… Ngoài ra, một số trường đại học, tổ chức, cá nhân cũng tham gia hỗ trợ trao giải thưởng cho học sinh theo các hình thức học bổng tuyển thẳng vào một số chuyên ngành liên quan tới các lĩnh vực nghiên cứu của học sinh.

Ông Hoàng Minh – Hiệu trưởng Trường THPT Phú Bài, TX Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên – Huế) là giáo viên trực tiếp hướng dẫn cho Khoa Hùng và Thành Minh. Ông cho biết, “nghiên cứu điều khiển cánh tay robot dựa trên nhận dạng cử chỉ tay người” sử dụng phương pháp gia công mô hình bằng công nghệ in 3D và trí tuệ nhân tạo.

Phương thức hoạt động của cánh tay robot là điều khiển bằng sóng vô tuyến thông qua phương thức này giúp cánh tay robot dễ dàng di chuyển trong các môi trường khác nhau. Quá trình thực hiện, thông qua phương pháp in 3D, Hùng và Minh đã lắp ráp thành công cánh tay robot theo bản thiết kế tham khảo. Trong đó, các bậc chuyển động tự do của cánh tay là tương tự tay người.

Cũng theo ông Minh, khi được đưa vào thử nghiệm, cánh tay robot đã kết nối thành công phần mềm nhận dạng cử chỉ tay (Media Pipe) thông qua các bộ vi mạch điện tử.

Bên cạnh đó, cánh tay cũng đã lập trình thành công việc truyền tín hiệu từ phần mềm nhận dạng đến cánh tay robot để điều khiển cánh tay robot chuyển động theo cử chỉ của tay người. Đồng thời đã kiểm tra thử hoạt động của cánh tay một cách chính xác, ổn định, có thể cầm nắm được nhiều loại đồ vật khác nhau.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/canh-tay-robot-ung-dung-ai-cua-nam-sinh-hue-HxgijClng.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/canh-tay-robot-ung-dung-ai-cua-nam-sinh-hue-HxgijClng.html
Bài liên quan
Viettel là doanh nghiệp Công nghệ cao có nhiều bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền của Mỹ
(GDTĐ) - Với 8 văn bằng bảo hộ độc quyền tại Mỹ, đến nay theo danh sách của Cơ quan Quản lý Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ , Viettel là doanh nghiệp Công nghệ cao của Việt Nam có nhiều bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền của Mỹ nhất

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cánh tay robot ứng dụng AI của nam sinh Huế