Trong khi đó, từ "ươn" có các nghĩa sau:
- Tính từ (tôm, cá) - không còn tươi nữa, đã chớm có mùi hôi. Chẳng hạn: "Cá không ăn muối cá ươn".
- (Trẻ con) - không được khoẻ, hơi ốm (lối nói kiêng tránh). Chẳng hạn: "Trẻ ươn người nên quấy"; "cháu bé ươn mình".
- (Phương ngữ) - hèn, kém. Chẳng hạn: "Đàn ông như thế thì ươn quá!".
Với từ "ươn" nếu thêm dấu huyền, ta sẽ có thêm một từ khác với nghĩa hoàn toàn khác biệt, đó là "ườn" - (nằm) ở tư thế duỗi dài người ra (vì lười biếng) nằm ườn cả ngày sáng bảnh ra rồi còn ườn xác ra đấy!
Thế mới thấy tiếng Việt có sự biến hóa rất kỳ diệu, phong phú phải không nào.