Sức khỏe

Cây khổ sâm hỗ trợ giảm rối loạn nhịp tim

Phạm Hoa 11/08/2024 06:33

(GDTĐ) - Khổ sâm có tác dụng trong điều trị các bệnh lý, đặc biệt trong bệnh lý tim mạch có rối loạn nhịp tim.

Cây khổ sâm và các công dụng chữa bệnh mà ít ai biết

Tác dụng chung của cây khổ sâm

Ngoài tác dụng trị bệnh ngoài da, bệnh lý đường ruột, cây khổ sâm còn giúp ổn định tính sinh học của nhịp tim nhờ các cơ chế hoạt động sau đây:

Giảm tính kích thích của tế bào cơ tim, thần kinh tim.

Điều hòa nồng độ các chất ion tại tế bào cơ tim.

Giúp thư giãn các mạch máu và giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim.

Đặc biệt hơn, khổ sâm không gây những tác dụng bất lợi như hạ nhịp tim quá mức, loạn nhịp tim nặng hay co thắt phế quản như các thuốc nhóm chẹn beta. Sử dụng khổ sâm đáp ứng tốt với nhiều trường hợp bị rối loạn nhịp tim, từ rối loạn thần kinh tim, có rối loạn lo âu hay bệnh nhịp tim nhanh không rõ nguyên nhân.

Lá khổ sâm có công dụng chống các gốc oxy hóa, tính kháng viêm, giảm đau, chống triệu chứng dị ứng, long đờm, bổ phế, làm giảm các triệu chứng của hen suyễn, ức chế sự sản sinh của các vi khuẩn bao gồm liên cầu nhóm B, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ và một số loại nấm.

Trong tim mạch, lá khổ sâm có tác dụng gì? Theo các nghiên cứu, lá cây khổ sâm có hiệu quả hỗ trợ cải thiện những vấn đề ở hệ tim mạch do các tác dụng sau đây:

Giúp gia tăng lưu lượng máu của động mạch vành, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.

Hạn chế sự hình thành những mảng xơ vữa có trong lòng động mạch, giúp hạ mỡ máu.

Làm giảm nguy cơ xuất hiện các rối loạn nhịp tim.

Khổ sâm - thảo dược chữa đau dạ dày - cây cảnh Hải Đăng

Một số lưu ý khi sử dụng cây khổ sâm

Khổ sâm có tác dụng rất tốt cả trong điều trị bệnh lý tim mạch nhưng để đảm bảo an toàn hiệu quả, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

Các thuốc Tây y tác dụng làm ổn định nhịp tim thường được sử dụng khi bệnh rối loạn nhịp gây nguy hiểm đến tính mạng hay những triệu chứng bệnh xảy ra thường xuyên.

Người bệnh rối loạn nhịp tim phải được thăm khám bằng các kĩ thuật hiện đại, tuân thủ dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc đông y và thuốc nam nói chung và vị thuốc khổ sâm nói riêng có tác dụng duy trì hỗ trợ bệnh. Trong nhiều trường hợp, người bệnh cần các thuốc Tây y hiệu quả nhanh và các phương pháp can thiệp từ nội, ngoại khoa như cấy máy khử rung tim, đốt điện tim...

Trong Đông y, khổ sâm thường được kết hợp với nhiều vị thuốc khác như hoàng đằng, đan sâm để tăng hiệu quả điều trị các rối loạn nhịp tim. Hoặc Khổ sâm có thể kết hợp cùng một số hoạt chất tác dụng hỗ trợ sự ổn định nhịp tim như magie, L-carnitine, dầu cá.

Không sử dụng vị thuốc đan sâm cho người có tỳ vị hư hàn hoặc đang trong tình trạng suy nhược, táo bón.

Sử dụng thuốc đúng liều lượng, việc quá liều có thể gây ra phản ứng đau nhức đầu, chóng mặt, nôn hoặc buồn nôn.

Lá khổ sâm không được sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Không kết hợp dùng khổ sâm với các vị thuốc thỏ ty tử, bối mẫu và phản lê lô.

Khổ sâm là tên gọi chung của một loại dược liệu đông y mà trong đó có hai thành phần rễ và lá với những công dụng khác nhau. Trong các dược chất trong cây khổ sâm có hợp chất tác dụng rất tốt trong ổn định nhịp tim chữa rối loạn nhịp tim. Để tránh các phản ứng xấu có thể xảy ra, trước khi sử dụng cây khổ sâm chữa bệnh, người bệnh cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc về liều dùng, cách sử dụng và sự kết hợp thuốc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cây khổ sâm hỗ trợ giảm rối loạn nhịp tim