Học sinh thường bị tâm lý căng thẳng, lo âu trước mỗi kỳ thi. Ảnh minh họa
Thứ tư, các bậc cha mẹ đừng nên đặt nặng vấn đề "trượt - đỗ", đừng để tâm lý căng thẳng của mình ảnh hưởng đến việc ôn tập và làm bài của con. Hãy nói với con rằng việc con cảm thấy lo lắng là điều bình thường. Điều quan trọng là hãy biến những lo lắng của con làm động lực tích cực. Hãy khuyến khích con thực hành các hoạt động mà chúng sẽ làm khi kì thi diễn ra, điều này sẽ giúp con cảm thấy bớt lo sợ hơn trước kỳ thi.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần đảm bảo con ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc. Một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng đối với sức khỏe của các con, sẽ giúp chúng cảm thấy khỏe mạnh trong thời gian ôn thi. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp các con cải thiện khả năng tư duy và sự tập trung.
Điều cuối cùng mà các bậc phụ huynh cần lưu tâm đó là, góc học tập của con. Góc học tập là một trong những yếu tố rất quan trọng tác động đến kết quả và niềm vui học tập của con trẻ. Một không gian ôn luyện thật yên tĩnh, ít người qua lại; thoáng mát và đầy đủ ánh sáng sẽ giúp con phát huy hết khả năng của mình mà không bị phân tâm và ảnh hưởng bởi những yếu tố xung quanh.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở học sinh TS.BS Ngô Anh Vinh - Phó trưởng Khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, áp lực học tập, thi cử là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng và trầm cảm. Căng thẳng, lo âu và trầm cảm thường diễn biến âm thầm, là kết quả của cả quá trình trẻ phải chịu áp lực về học tập - thi cử. Các bậc làm cha mẹ nên quan tâm tới con mình khi trẻ có những hành vi sau: Trẻ có hành vi và cảm xúc bất thường: Hay cáu gắt hoặc khóc lóc vô cớ, mệt mỏi, buồn chán, không giao tiếp với mọi người…; Trẻ có biểu hiện mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, chán ăn, bỏ ăn; Ngoài ra, trẻ hay có các triệu chứng cơ thể như đau bụng, đau đầu, đau ngực, tim đập nhanh…; Lo lắng quá mức, luôn trong trạng thái căng thẳng, hồi hộp. |