Mặc dù quy trình này có vẻ đơn giản, nhưng có những vấn đề có thể cản trở việc tiêm chủng hàng loạt. Trong đó, bao gồm việc bảo quản lạnh vắc-xin, hoặc cần các chuyên gia được đào tạo để có thể tiêm phòng. Trong khi đó, các miếng dán vắc-xin có thể được vận chuyển đến mọi nơi trên thế giới mà không cần quy trình xử lý đặc biệt. Ngoài ra, mọi người có thể tự đặt miếng dán lên da. Theo các nhà nghiên cứu, việc sử dụng miếng dán vắc-xin dễ dàng có thể dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng cao hơn.
Tác giả chính của nghiên cứu - Shaomin Tian, Khoa Vi sinh và Miễn dịch học thuộc Trường Đại học Bắc Carolina, cho biết: “Những vấn đề này, cùng với các thách thức trong sản xuất, đã kìm hãm lĩnh vực cung cấp vắc-xin bằng miếng dán”.
Hầu hết các miếng dán vắc-xin đều được chế tạo với những khuôn mẫu. Tuy nhiên, việc đúc khuôn không linh hoạt. Một số nhược điểm có thể kể đến là giảm độ sắc nét của kim trong quá trình sao chép.
"Phương pháp tiếp cận của chúng tôi cho phép in 3D trực tiếp các miếng dán. Điều này giúp chúng tôi tạo ra các miếng dán tốt nhất cả về quan điểm hiệu suất và chi phí", nhà nghiên cứu Tian chia sẻ.
Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục đổi mới bằng cách điều chế vắc-xin RNA thành các miếng dán để thử nghiệm trong tương lai.
“Một trong những bài học lớn nhất mà chúng tôi học được trong đại dịch là: Sự đổi mới trong khoa học và công nghệ có thể tạo ra hoặc phá vỡ phản ứng toàn cầu", giáo sư DeSimone cho biết.