Bệnh nhân Gon tập đứng dưới sự hỗ trợ của Kỹ thuật viên
Từ một người bị liệt hoàn toàn 2 chân, cơ lực gần như bằng 0/5 thì sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân đã bắt đầu đứng được trong thời gian ngắn. Sau 4 tuần, bệnh nhân đã tập đi với khung dưới sự trợ giúp của kỹ thuật viên. Đến thời điểm hiện tại, sau gần 2 tháng luyện tập, bệnh nhân đã tự dịch chuyển được người, đứng và đi độc lập với khung đi cùng nẹp KAFO, cơ lực chân đã đạt 4/5.
Bệnh nhân Gon tập đi độc lập với khung đi và nẹp KAFO
Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày bệnh nhân cần phải cẩn thận, tránh để té ngã, va quệt gây trầy xước, tập luyện tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, sinh hoạt đúng tư thế và thay đổi tư thế thường xuyên, độc lập trong sinh hoạt nhất có thể.
Lời khuyên của chuyên gia dành cho những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm, các chuyên gia y tế khuyến cáo: Không bê vác đồ nặng, cúi gập xoắn vặn cột sống đột ngột - nếu bắt buộc thì cần có tư thế bê vác đúng; Lựa chọn những bộ môn có khả năng thư giãn, giảm đau, kéo giãn nhẹ nhàng, làm mạnh cột sống và cơ cốt lõi như yoga, bơi lội, đạp xe....; Hạn chế những môn thể thao có cường độ vận động mạnh, đột ngột như golf, đá bóng, cầu lông, tennis,... - nếu bắt buộc thì cần khởi động kỹ, chơi đúng kỹ thuật, đúng tư thế, tập các bài kéo giãn và làm mạnh cơ vùng lưng hàng ngày; Không ngồi lâu và cần giữ khoảng cách bàn ghế máy tính phù hợp với bản thân; Đặc biệt, điều trị Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng sớm và tuân thủ đúng liệu trình; Thường xuyên thăm khám định kỳ để nắm được tình trạng bệnh lý. Nếu gặp chấn thương thể thao, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để bác sĩ điều trị kịp thời, tránh biến chứng liệt, tàn phế,...
Thông tin liên hệ: Khoa vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng - BVĐK Hồng Ngọc Bệnh viện ĐK Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội Bệnh viện ĐK Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 0911.858.622 |