Chìa khóa giúp Ukraine phá thế áp đảo của Nga trong cuộc chiến pháo binh

Hồng Anh | 01/12/2023, 10:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Mặc dù không thể bắt kịp Nga về số lượng pháo binh nhưng Ukraine đang dần thu hẹp khoảng cách với Moscow về mặt hiệu quả chiến đấu, với những cuộc tấn công ngày càng trở nên sát thương hơn.

Ukraine đã nhanh chóng thực hiện nỗ lực hiện đại hóa quân đội sau cuộc xung đột ở miền Đông vào năm 2024. Tuy nhiên, nước này vẫn phụ thuộc nhiều vào pháo binh, cùng các loại vũ khí, phương tiện có từ thời Liên Xô.

Mặc dù không thể bắt kịp với số lượng binh sỹ và các hệ thống pháo của Nga, nhưng nhờ sự hỗ trợ của NATO, Ukraine phần nào hạn chế ưu thế của Nga về pháo binh trên chiến trường. Tuy vậy, Kiev đang gặp nhiều khó khăn về mặt hậu cần, đặc biệt là đảm bảo nguồn cung bền vững.

Chìa khóa giúp Ukraine phá thế áp đảo của Nga trong cuộc chiến pháo binh - Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo do Mỹ cung cấp. Ảnh: Reuters

Lợi thế về pháo binh của Nga

Theo Forbes, khi xung đột nổ ra vào cuối tháng 2/2022, Nga có lực lượng pháo binh rất hùng hậu, với khoảng 5.000 khẩu pháo và bệ phóng tên lửa. Lực lượng này kết hợp với ngành công nghiệp quốc phòng vững mạnh đã cho phép Nga sử dụng đạn pháo với số lượng lớn gấp nhiều lần so với Ukraine.

Theo đánh giá của Trung tá Lục quân Mỹ John Q. Bolton, trung bình mỗi ngày, tần suất bắn đạn pháo của Nga cao hơn từ 2 đến 4 lần so với tần suất bắn đạn pháo của Ukraine, tính đến đầu năm 2023. Đối với các binh sỹ Ukraine, để sống sót được trên chiến hào đòi hỏi một nỗ lực rất lớn, chứ chưa nói đến việc tấn công phòng tuyến của Nga. Trong khi đó, Nga vẫn duy trì được lợi thế này dù bị mất từ 5 đến 10% số lựu pháo.

Không chỉ bị Nga áp đảo về số lượng pháo binh, Ukraine còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề hậu cần. Trong một cuộc xung đột, việc đảm bảo nguồn cung và các tuyến hậu cần đều được coi là yếu tố vô cùng quan trọng. Đối với Ukraine, điều này được coi thách thức lớn khi quân đội của họ sở hữu nhiều hệ thống vũ khí khác nhau.

Theo các chuyên gia quân sự, ngay cả khi tất cả binh sỹ Ukraine dùng chung một loại súng trường sử dụng đạn cỡ 5,56mm thì quá trình tiếp tế đạn dược cũng không đơn giản, là vì đạn dễ nổ, có thể bị nước hoặc muối làm hỏng, rất nặng và bị hạn chế vận chuyển trên một số tuyến đường. Công việc sẽ khó khăn hơn gấp bội phần khi các binh sỹ nước này sử dụng nhiều loại súng trường khác nhau, được chế tạo theo những tiêu chuẩn khác nhau và dùng các loại đạn khác nhau.

Hiện, Ukraine đang sở hữu nhiều loại súng tiêu chuẩn NATO, bắn đạn cỡ 155mm và 105mm. Ngoài ra, nước này cũng có những vũ khí từ thời Liên Xô, sử dụng các loại đạn cỡ 122mm, 130mm hoặc 152mm. Việc sở hữu quá nhiều hệ thống vũ khí khác nhau đã khiến các chỉ huy quân sự Ukraine đau đầu trong việc tìm kiếm và duy trì nguồn cung.

“Chìa khóa” của Ukraine

Theo các chuyên gia phương Tây, lợi thế về pháo binh của Nga dường như đã bị suy giảm sau 18 tháng giao tranh, một phần do sự thay đổi chiến thuật của Ukraine. Kiev đã tăng cường tác chiến phản pháo.

Tác chiến phản pháo là việc tìm kiếm và phá hủy lực lượng pháo binh của đối phương nhằm ngăn chặn đối phương tung hỏa lực mạnh mẽ và áp đảo. Điều này giải thích vì sao, suốt nhiều tháng qua, Ukraine đã triển khai máy bay không người lái cảm tử, tìm kiếm và tấn công các khẩu pháo hoặc bệ phóng của Nga.

Để bù đắp tổn thất trong cuộc chiến pháo binh, Ukraine cũng đặt mua từ nước ngoài hơn 1.000 khẩu pháo và bệ phóng tên lửa. Đáng chú ý, các hệ thống pháo mà phương Tây cung cấp cho Ukraine ngày càng trở \nên chính xác hơn, đáng tin cậy hơn và có tầm bắn xa hơn so với những loại pháo từ thời Liên Xô của Kiev.

Điều này đã giúp tăng cường đáng kể năng lực của 13 lữ đoàn pháo binh và tên lửa của Ukraine. Nhưng quan trọng hơn cả là Ukraine đã tiếp nhận từ Mỹ, Đức, Anh, Na Uy các loại radar tiến tiến có khả năng phát hiện đạn pháo và tên lửa đang lao tới, xác định địa điểm phóng, đồng thời gửi tín hiệu cho các đơn vị pháo binh khai hỏa để bắn hạ.

Việc kết hợp radar phản pháo cùng với máy bay không người lái cỡ nhỏ đã tạo ra mối đe dọa lớn đối với các xạ thủ Nga, buộc họ phải bắn pháo và rút lui thật nhanh để gia tăng cơ hội sống sốt trước cuộc tấn công đáp trả của đối phương.

Trong khi đó, Nga không chỉ mất số lượng lớn hệ thống pháo trong giao tranh mà còn đối mặt với tình trạng hao mòn vũ khí. Những loại vũ khí sử dụng thuốc nổ hoặc đầu đạn nổ như súng ngắn hoặc pháo đều phải chịu áp lực rất lớn mỗi khi khai hỏa. Vụ nổ mạnh và ma sát đốt nóng các thành phần kim loại, khiến chúng nhanh chóng bị hao mòn. Vì thế Moscow vẫn phải loại bỏ và thay mới các bộ phận này, làm gia tăng gánh nặng về mặt hậu cần.

Vẫn chưa rõ số lượng đạn pháo mà cả Nga và Ukraine bị tổn thất trên chiến trường nhưng có một thực tế là cả hai bên đều sử dụng đạn pháo với số lượng ít hơn so với giai đoạn đầu xung đột. Chưa kể cả Nga lẫn Ukraine đều phải tận dụng hàng hàng trăm hệ thống pháo cũ trong kho dự trữ để đưa vào chiến đấu. Để làm giảm ưu thế của đối phương, các bên cũng tăng cường tấn công vào hậu cứ và các tuyến tiếp tế của nhau.

Bài liên quan
Nga phản ứng vụ phương Tây không dự lễ nhậm chức của ông Putin
Moscow tỏ ra không hài lòng về việc một số nước phương Tây không cử đại diện dự lễ nhậm chức tổng thống Nga lần thứ 5 của ông Putin.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chìa khóa giúp Ukraine phá thế áp đảo của Nga trong cuộc chiến pháo binh