Họ cũng có mức độ cao hơn của polypeptide insulinotropic phụ thuộc glucose (hơn 18%), glucagon (hơn 39%) và phản ứng polypeptide tuyến tụy (hơn 44%) so với người không ăn hạnh nhân.
Đây đều là những thứ giúp quá trình tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn được tốt hơn. Glucagon gửi tín hiệu no đến não, trong khi polypeptide tuyến tụy làm chậm quá trình tiêu hóa, điều có thể làm giảm lượng thức ăn ăn vào. Cả hai kiểu tác động đều giúp giảm cân.
Tờ Medical Xpress dẫn lời Tiến sĩ Sharayah Carter từ Liên minh Nghiên cứu Thể dục, dinh dưỡng và vận động (ARENA) của UniSA: "Tỷ lệ thừa cân và béo phì là một mối quan tâm lớn đối với sức khỏe cộng đồng và việc điều chỉnh cảm giác thèm ăn thông qua phản ứng hormone tốt hơn có thể là chìa khóa để thúc đẩy việc kiểm soát cân nặng. Nghiên cứu của chúng tôi đã kiểm tra các hormone điều chỉnh sự thèm ăn và cách các loại hạt - cụ thể là hạnh nhân - có thể góp phần kiểm soát sự thèm ăn".
"Hạnh nhân chứa nhiều protein, chất xơ và axit béo không bão hòa, có thể góp phần vào đặc tính gây no của chúng và giúp giải thích tại sao chúng ta tiêu thụ ít calo hơn" - tiến sĩ Carter giải thích thêm, đồng thời cho rằng tác dụng lâm sàng của hạnh nhân trên những thay đổi nhỏ về cách tiêu thụ và sử dụng năng lượng của mỗi người có thể kéo
"Hạnh nhân là một món ăn nhẹ lành mạnh tuyệt vời để kết hợp vào chế độ ăn uống hàng ngày. Hiện chúng tôi rất vui mừng được xem hạnh nhân có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn như thế nào trong chế độ ăn kiêng giảm cân và cách chúng có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng về lâu dài." - các tác giả cho biết.
Úc là một trong những quốc gia mà cân nặng dư thừa của phần lớn dân số tạo áp lực lên hệ thống y tế. Ước tính của 3 người trưởng thành ở nước này thì có 2 người bị thừa cân - béo phì.