TS Đặng Xuân Cương, Viện KHGD Việt Nam, đã chia sẻ về chuẩn đánh giá năng lực theo năng lực đặc thù và nội dung môn học. Khái niệm chuẩn, đánh giá năng lực và chuẩn đánh giá năng lực, cấu trúc chuẩn đánh giá – kinh nghiệm từ thực tế Úc, tác giả đề xuất chuẩn đánh giá năng lực ở Việt Nam. Việc xác định chuẩn đánh giá giúp các nhà giáo dục nhận định được những gì HS đã đạt được ở một giai đoạn giáo dục cụ thể và làm cơ sở để so sánh với những loại thành tích/năng lực khác.
Trình bày: “Khái niệm và cấu trúc của chuẩn Đánh giá phẩm chất”, ThS. Dương Thị Thu Hương, Ban Nghiên cứu Đánh giá giáo dục đã đưa ra khái niệm và cấu trúc phẩm chất được quy định trong chương trình giáo dục của Việt Nam. Dựa vào so sánh chương trình phổ thông của một số quốc gia/tổ chức trên thế giới (Úc, NewZealand, Singapore, HongKong, Cambridge, IB), bà đề xuất các yêu cầu cần đạt của phẩm chất của học sinh phổ thông Việt Nam.
Tham luận tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi các vấn đề liên quan đến cách tiếp cận năng lực, yêu cầu cần đạt, sự khác nhau giữa chuẩn và mục tiêu học tập, quy trình thực hiện việc xây dựng chuẩn chương trình môn học ở phổ thông cùng các khó khăn trong thực tế… Cũng như ý kiến làm rõ về phương pháp, kỹ thuật xây dựng chuẩn đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh, và các vấn đề xây dựng chuẩn ở một số môn học.
Từ thực tế các chương trình giáo dục Úc, đối chiếu với Việt Nam cho thấy chuẩn đánh giá cần cung cấp các mức độ thành tích nhất quán và không phụ thuộc vào tính chủ quan của giáo viên, nhà giáo dục. Ngoài ra chuẩn được đưa ra còn đảm bảo cung cấp phản hồi cho học sinh cũng như giáo viên về những gì học sinh đã đạt được và những gì cần chú ý/rèn luyện thêm. - TS Đặng Xuân Cương đặc biệt nhấn mạnh