+ Các loại hạt: Hạt được sử dụng trong chế độ ăn của trẻ không chỉ cung cấp chất xơ, chất béo, vitamin tốt mà còn chứa lượng kém đáng kể. Đặc biệt là trong các loại hạt như vừng, cây gai dầu, bí ngô, hạt chia, hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, quả óc chó…
+ Ngũ cốc nguyên hạt: Trẻ có thể nhận lượng kẽm từ ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, yến mạch và gạo...
+ Các loại thịt: Tất cả các loại thịt đều có lượng kẽm dồi dào, nên cho trẻ ăn thịt gia cầm không da hoặc thịt nạc với ít chất béo hơn để có đủ lượng kẽm.
+ Sữa ít béo, sữa chua: Ngoài canxi, uống sữa, sữa chua hàng ngày có thể đáp ứng nhu cầu kẽm của trẻ. Một cốc sữa chua nguyên chất ít béo chứa 2,2mg kẽm.
Ngoài canxi, uống sữa, sữa chua hàng ngày có thể đáp ứng nhu cầu kẽm, sắt của trẻ
+ Các loại đậu: Tất cả các loại đậu, đậu lăng, đậu có một lượng sắt, kẽm dồi dào.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy nhấn mạnh, trong chế độ ăn hằng ngày, cơ thể chỉ hấp thu được 5-15% lượng sắt và 10-30% kẽm của thực phẩm. Cha mẹ cũng cần chủ động bổ sung dự phòng cho bé để tránh thiếu hụt sắt kẽm kéo dài ảnh hưởng đến tốc độ phát triển. Đặc biệt bổ sung vi chất dinh dưỡng với đầy đủ kẽm sắt, tăng cường vui chơi vận động, môi trường sống sạch sẽ… có thể coi là một yếu tố then chốt "nhân đôi đề kháng" giúp trẻ nâng cao sức khỏe, chống lại bệnh tật.