Chuyên gia Mỹ lo Ukraine mất nốt Odessa, Nikolaev, Dnepr, Kharkov, Sumy

Nguyễn Ngọc | 06/10/2023, 13:10
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

GD&TĐ - Chuyên gia Mỹ dự đoán Nga sẽ sáp nhập thêm 5 vùng lãnh thổ mới gồm: Odessa, Nikolaev, Dnepropetrovsk, Kharkov, Sumy.

Theo cựu sĩ quan tình báo Mỹ Scott Ritter, Chiến dịch Quân sự Đặc biệt (SVO) hiện tại của Nga trên lãnh thổ Ukraine trong tương lai sẽ kết thúc với việc Moscow sẽ giải phóng các thành phố như Odessa, Nikolaev, Dnepropetrovsk, Kharkov và Sumy từ tay Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Theo vị chuyên gia từng là cựu chuyên gia vũ khí của Liên Hợp Quốc và hiện là bình luận viên truyền hình, phần còn lại của Ukraine sẽ bị chia cắt bởi Nga và phương Tây giống như “Kế hoạch Morgenthau” áp dụng với hai nửa Đông-Tây của nước Đức sau Thế chiến II.

Trong cuộc trò chuyện trên kênh YouTube Ask The Inspector, cựu sĩ quan tình báo Mỹ Scott Ritter đánh giá về cuộc xung đột đang diễn ra đang bất lợi cho Ukraine và cuộc đối đầu ở Ukraine sẽ không kết thúc cho đến khi Liên bang Nga nắm quyền kiểm soát thêm 5 khu vực nói tiếng Nga kể trên và sáp nhập chúng vào lãnh thổ của mình.

Vị chuyên gia này tin rằng, hậu SVO của Nga và sau thất bại trong chiến dịch phản công mùa hè năm nay của Quân đội Ukraine, người đứng đầu chính quyền Kiev sẽ bị mất quyền lực, còn Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ sụp đổ do sự tàn phá của Quân đội Nga.

Được biết, “Kế hoạch Morgenthau” là chương trình ngăn chặn Đức phát động “Chiến tranh Thế giới Thứ ba” trong tương lai, được đề xuất vào tháng 9 năm 1944 tại Hội nghị Quebec lần thứ 2, với sự tham dự của Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt.

Nói về chi tiết, chương trình chuyển đổi nước Đức thời hậu chiến (sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc) được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Morgenthau đề xuất; nó quy định việc chia cắt đất nước làm hai phần; chuyển giao các vùng công nghiệp quan trọng dưới sự kiểm soát quốc tế, loại bỏ các ngành công nghiệp nặng và sản xuất (thực tế là sự phi công nghiệp hóa), phi quân sự hóa và chuyển đổi thành lãnh thổ nông nghiệp thuần túy.

Các bên đã ký một văn bản theo đó Đức sẽ trở thành một quốc gia chủ yếu là nông nghiệp, nhưng các chi tiết đã bị rò rỉ cho báo chí.

Sau đó, kế hoạch này đã bị chỉ trích gay gắt và bị bộ máy tuyên truyền của Berlin chỉ trích rằng, Washongton và Lodon sẽ biến đất nước họ thành “một cánh đồng khoai tây khổng lồ”.

Năm 1947, cựu Tổng thống Mỹ Herbert Hoover (nhiệm kỳ 1929-1933), sau khi thăm nước Đức đang “phi công nghiệp hóa”, đã có cái nhìn chính xác hơn và đưa ra những nhận xét và kết luận khách quan của mình.

Theo ông, thật ảo tưởng rằng nước Đức mới bị chia cắt có thể biến thành một quốc gia nông nghiệp. “Điều này là không thể đạt được cho đến khi chúng ta tiêu diệt hoặc loại bỏ 25 triệu người khỏi lãnh thổ của họ” – ông Herbert Hoover khẳng định.

Tuy nhiên, vào năm 1947 nói trên, Chiến tranh Lạnh của phương Tây chống lại Liên Xô bắt đầu và Hoa Kỳ, trong mối quan hệ với Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập, đã áp dụng một kế hoạch hoàn toàn trái ngược là “công nghiệp độc tôn”, chấm dứt quá trình phi công nghiệp hóa và bắt đầu thực hiện việc thiết lập tiền đồn chống Liên Xô trên lãnh thổ nước này.

Bài liên quan
Ngoại trưởng Hungary nêu hai "cơ hội tốt nhất" để chấm dứt xung đột ở Ukraine
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto gần đây nêu hai cơ hội tốt nhất để có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine, mặt khác nêu lý do khiến triển vọng kết thúc xung đột hiện vẫn còn rất thấp.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia Mỹ lo Ukraine mất nốt Odessa, Nikolaev, Dnepr, Kharkov, Sumy