Báo cáo cho biết có một "rủi ro nghiêm trọng là tâm lý lạm phát sẽ duy trì", dẫn đến điều mà các nhà kinh tế mô tả là vòng xoáy giá - lương.
"Nền kinh tế toàn cầu đang ở thời điểm quan trọng. Những thách thức nghiêm trọng phải được giải quyết", tổng giám đốc Agustin Carstens phát biểu tại cuộc họp thường niên của BIS ở Basel.
Các dấu hiệu cho thấy nhu cầu năng lượng toàn cầu có thể suy yếu trong năm nay do các nền kinh tế chậm lại đã đẩy giá dầu thô của Mỹ giảm gần 14% trong năm nay xuống chỉ còn dưới 70 USD/thùng (giá đạt đỉnh trên 120 USD một năm trước). Dầu thô Brent cũng giảm với biên độ tương tự.
Libya và Venezuela là những ví dụ ảnh hưởng của bất ổn chính trị đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng.
Sản lượng dầu của Libya giảm từ khoảng 1,7 triệu thùng mỗi ngày xuống mức thấp kỷ lục chỉ 365.000 vào năm 2020, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Sản xuất của Venezuela cũng đạt mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ cùng năm đó, theo phân tích của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CRF) .
Trong khi đó, Nga là một quốc gia quan trọng hơn nhiều . Sản xuất tới 10 triệu thùng mỗi ngày, sản lượng của Nga chiếm khoảng 10% nhu cầu dầu thô toàn cầu. Và với tổng xuất khẩu dầu gần 8 triệu thùng mỗi ngày, Nga là cường quốc lớn thứ hai sau Ả Rập Saudi trong liên minh các nhà sản xuất năng lượng hàng đầu OPEC+.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã có tác dụng như mong đợi là làm giảm số tiền mà Moscow kiếm được từ năng lượng, nhưng xuất khẩu dầu của Nga - về khối lượng - đã tăng trở lại mức trước khi tiến hành chiến dịch đặc biệt và cùng lúc đó, Trung Quốc và Ấn Độ đã mua những thùng dầu mà nhóm quốc gia G7 xa lánh.
Ông Bronze, tại Energy Aspects, cho rằng khó có thể so sánh Nga với Libya và Venezuela. Theo ông, nguy cơ với thế giới có thể chính xác hơn khi so với thời điểm sau khi Liên Xô sụp đổ. Nga đã mất một thời gian dài để phục hồi sau thời điểm đó.
Nói với CNN, Giáo sư đại học Yale và chuyên gia về Nga Jeffrey Sonnenfeld cho biết, nguy cơ biến động ở Nga làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu đã giảm trong 18 tháng qua. Ông nói thêm, xung đột Ukraine đã buộc châu Âu phải xoay trục sang các nguồn thay thế.
Mặc dù còn quá sớm để nói bất cứ điều gì sẽ xảy ra hoặc thay đổi, nhưng "điều này không có nghĩa là mọi chuyện đã kết thúc, và vì vậy nó đặt ra những câu hỏi mới về những rủi ro có thể xảy ra", ông Bronze nói.