Cô gái bị cây đè ở Đắk Lắk hiện thế nào?

01/05/2023, 14:45
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tuy kết quả chụp cho thấy 2 phổi của cô gái bị cây đè nở ra và thông khí khá nhiều nhưng diễn biến còn phức tạp, phải tiếp tục được theo dõi điều trị.

Sáng 1-5, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho hay sau hơn 1 tuần kể khi bị cây đè (vào chiều 22-4) gây thương tích nặng, nhờ sự tận tình cứu chữa của các y bác sĩ 2 bệnh viện, đến nay chị T.K.N. (26 tuổi, trú tại Đăk Lăk) đã tự thở được.

Hiện chị N. đã được rút nội khí quản, rút ống dẫn lưu màng phổi và không còn phụ thuộc vào máy thở. Tuy kết quả chụp phổi cho thấy 2 phổi của người bệnh nở ra và thông khí khá nhiều nhưng diễn biến bệnh còn phức tạp nên người bệnh vẫn phải tiếp tục theo dõi điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.

Cô gái bị cây đè ở Đắk Lắk hiện thế nào? - 1

Chị N. đã nhận biết tốt và cai máy thở

Dù chưa nói được nhưng người bệnh đã nhận biết tốt. Chị N. đã viết lời cảm ơn gửi đến các y bác sĩ đã tận tình cứu chữa và tất cả những người đã giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn.

Trước đó vào ngày 22-4, tại đường Y Jút (TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) một cây xanh cao khoảng 10m bất ngờ bậc gốc, đổ đè ngang người chị N. khiến bị thương nặng. Đã có hàng chục người dân chung tay nâng cây xanh đổ để đưa chị N. ra khỏi vị trí bị tai nạn và đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh.

Tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, chị N. đã được các các y bác sĩ của bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh và các y, bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh) cấp cứu hồi sức cho người bệnh. Sau cấp cứu ban đầu, các Bác sĩ đã cân nhắc tình trạng sức khỏe người bệnh và quyết định chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tiếp tục điều trị.

Ngay trong đêm 22-4, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đã điều xe cấp cứu với đầy đủ trang thiết bị hiện đại như máy thở, máy shock điện… cùng ê-kíp cấp cứu ngoại viện đến Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh đón chị N. xuống TP HCM tiếp tục điều trị.

Thời điểm nhập viện, chị N. được chẩn đoán đa chấn thương bao gồm tràn khí và tràn máu màng phổi, tràn dịch màng ngoài tim, dập phổi, gãy sương sườn, chấn thương phần mềm đầu cổ, thành ngực sau tai nạn cây ngã đè. Sau hội chẩn, người bệnh tiếp tục được thở máy, hồi sức nội khoa, dẫn lưu khí màng phổi.

Ngày 30-4, sau gần 7 ngày điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, các các sĩ đánh giá tình trạng người bệnh cải thiện, sinh hiệu ổn có thể tự thở không cần trợ giúp của máy thở, nhưng do tình trạng bệng lý vẫn có thể có diễn biến phức tạp nên người bệnh cần tiếp tục theo dõi điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

Bài liên quan
Sức khỏe của học sinh bị cây đè trúng ở quận 1 ra sao?
Cây xanh cổ thụ bất ngờ bật gốc khiến một học sinh và một phụ huynh bị thương, rất may cả hai không gặp nguy hiểm đến tính mạng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cô gái bị cây đè ở Đắk Lắk hiện thế nào?