Ông Trực cho rằng một bài kiểm tra nếu 60% điểm dưới trung bình, có thể giáo viên ra đề không phù hợp, học trò không hiểu bài, hoặc giáo viên ra đề chỗ không dạy. Vì vậy, trách nhiệm của nhà trường mà cụ thể là tổ bộ môn phải xem lại.
Theo ông Trực, kết quả của học trò đánh giá sức lực của giáo viên. Đôi khi, các trường không có quy định rõ ràng nên giáo viên dạy xong, cho học sinh kiểm tra và điểm bao nhiêu cũng đưa vào sổ. Giáo dục có quy tắc nhưng phải mang tính giáo dục. Hiện nay việc đánh giá bằng điểm số đang hạn chế.
Ở lớp 8A6, dù không cho kiểm tra lại, các bài kiểm tra sau cô T. đã ''thoáng" hơn. Kết quả điểm môn Công nghệ của lớp 8A6 học kỳ 1 chỉ hơn 10% học sinh của lớp dưới điểm trung bình.
“Ở đây, giáo viên đã sai vì nếu học trò không chịu học bài hay coi thường môn học là trách nhiệm của giáo viên. Giáo viên phải làm sao để điều này không xảy ra. Ban giám hiệu trường THCS Châu Đức cũng không dứt khoát, rõ ràng”, ông Trực nói.
Theo ông Trực, cô T. đã bị Ban giám hiệu trường THCS Châu Đức kiểm điểm. Vai trò của hiệu trưởng nhà trường yếu, không có những quy định cụ thể nên xảy ra tình trạng này. Phòng GD&ĐT đã nhắc nhở hiệu trưởng đồng thời cũng nhắc nhở các trường trong toàn huyện rút kinh nghiệm.
“Chắc chắn việc đánh giá cuối năm của hiệu trưởng trường THCS Châu Đức nếu cao nhất chỉ hoàn thành nhiệm vụ. Cô T. đã bị kiểm điểm nên sẽ được trường theo dõi sát sao. Trong trường hợp cần thiết, nhà trường sẽ ra đề kiểm tra cho học sinh, tổ bộ môn sẽ chấm bài", ông Trực cho hay.