Cô giáo Tuyên Quang bị xúc phạm: Điển hình của bạo lực ngược

Đỗ Hợp, | 09/12/2023, 19:08
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sự việc nữ giáo viên môn âm nhạc bị học sinh ném dép, lăng mạ tại Trường THCS Văn Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là ví dụ điển hình cho hiện tượng bạo lực ngược. Vụ việc này cũng khiến dư luận "dậy sóng".

"Tôi đã nghe đến câu chuyện này trước khi xem những đoạn clip trên mạng xã hội. Tôi không dám xem, vì cảm thấy những chuyện được nghe đã là quá khủng khiếp. Khi tần suất thông tin nghe được quá lớn, cuối cùng tôi đã xem. Tôi không thể kiềm chế nổi, quá buồn và đau xót. Tôi vừa giận vừa thương cho cả hai phía: thầy - trò" - TS Trịnh Thu Tuyết

Thời đó, tôi chưa từng thấy vấn đề bạo lực học đường, hoặc ẩn hiện đâu đó rất hi hữu.

Những năm gần đây, có những hiện tượng người giáo viên không an toàn ngay trong không gian làm việc của mình - nơi vốn rất thân yêu với cuộc đời mình.

Có trường hợp phụ huynh vào tận trường bắt giáo viên quỳ, hành hung giáo viên. Tất nhiên, tôi chưa nói chuyện đúng - sai nhưng quả thật người giáo viên cảm thấy "cô đơn".

Thế có phải bây giờ học sinh hư hơn thời trước không? Như lúc đầu tôi có nói, "nhân chi sơ tính bản thiện", con người sinh ra vốn mang bản chất nguyên sơ là tính thiện. Cho nên, không thể nói rằng học sinh bây giờ hư hơn hay ngoan hơn ngày xưa.

Vậy mà bây giờ tình trạng bạo lực học đường tăng lên, tôi thấy vấn đề ở đây là môi trường xung quanh của các em đã thay đổi, các em là hệ quả của môi trường ấy.

"Có lẽ, bố mẹ cần có sự thay đổi tư duy"

TS Trần Thành Nam cho rằng, sống trong môi trường áp lực như vậy đòi hỏi các em phải có kỹ năng cân bằng cảm xúc, tuy nhiên phụ huynh ở nhà lại không có những kỹ năng này. Khi không có năng lượng tích cực để giải tỏa cảm xúc, các em sẽ có xu hướng sử dụng những hình thức tiêu cực hơn để giải tỏa cảm xúc của mình.

Một trong những cách giải tỏa truyền thống nhất là "giận cá chém thớt”, mang những cái ấm ức trút lên người khác. Cách thứ 2 là tham gia vào một số trò mạo hiểm, khám phá giới hạn của bản thân như thử hút thuốc lá điện tử, yêu đương, tham gia vào các trò nghịch dại thậm chí đua xe,...

TS Trịnh Thu Tuyết chia sẻ, trong nhiều gia đình, bố mẹ có ý thức dành thời gian tiếp xúc, trò chuyện, tâm sự với con để tìm hiểu tâm lý, vấn đề trong đời sống tinh thần của con. Cũng có những gia đình mà bố mẹ không được học hành nhiều hoặc quá bận rộn, không dành nhiều thời gian cho con. Nhưng chính nhân cách, sự tử tế của họ đã tác động đến những đứa trẻ.

"Tất cả lực lượng giáo dục nên đứng bên cạnh thầy cô, nên dành nhiều phương tiện giáo dục bình đẳng hơn. Bất kỳ có hiện tượng gì xảy ra liên quan bạo lực học đường, thì phần lớn lỗi bị đổ vào người thầy" - TS Trịnh Thu Tuyết

Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế nhưng con hư và ngược lại. Có lẽ, bố mẹ cần có sự thay đổi tư duy.

Bố mẹ muốn con thành người tử tế thì phải để con biết tôn trọng người dạy mình thành người tử tế. Thầy cô dạy học trò thành người tử tế, thì bản thân họ có thực sự như thế hay không, lời nói có đi đôi với việc làm hay không.

Về phía nhà trường, thầy cô phải tự lấy lại vị thế của mình - vị thế một phần nào bị mai một dần đi, từ nhân cách, trí tuệ và cả tấm lòng với trẻ. Tất cả lực lượng giáo dục nên đứng bên cạnh thầy cô, nên dành nhiều phương tiện giáo dục bình đẳng hơn. Bất kỳ có hiện tượng gì xảy ra liên quan bạo lực học đường, thì phần lớn lỗi rơi vào người thầy.

Nhiều khi tôi nghĩ, phải chăng ban giám hiệu, kể cả đơn vị giáo dục cấp cao, hay các đơn vị quản lý, cũng đứng về phía đứa trẻ mà xử lý người thầy mỗi khi xảy ra sự việc bạo lực học đường.

Một phần lý do là bởi đằng sau học trò là phụ huynh, đằng sau phụ huynh là xã hội, còn đằng sau người thầy là tấm bảng trắng, không có ai hết.

Thứ ba, để những đứa trẻ - những trang giấy trắng của chúng ta không bị viết lên những dòng chữ, những đường nét tiêu cực, để không có những sự việc bùng phát đáng buồn, đau đớn, thể hiện sự thất bại, thì từng người liên quan đến quá trình giáo dục và tự giáo dục của trẻ nên tự ý thức trách nhiệm của mình, không nên chờ đợi môi trường trong sạch mà hãy tự mình thực hiện.

Chúng ta không thể thay đổi nước của cả dòng sông. Mỗi người chỉ là một viên phèn nhỏ, hãy tự mình làm sạch vùng nước rất nhỏ xung quanh mình.

Theo Tiền phong
https://tienphong.vn/co-giao-tuyen-quang-bi-xuc-pham-dien-hinh-cua-bao-luc-nguoc-post1594211.tpo
Copy Link
https://tienphong.vn/co-giao-tuyen-quang-bi-xuc-pham-dien-hinh-cua-bao-luc-nguoc-post1594211.tpo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cô giáo Tuyên Quang bị xúc phạm: Điển hình của bạo lực ngược