Học văn nhưng theo tư duy chứ không học vẹt. Thời gian phần nhiều cô trò sẽ cùng nhau ôn luyện, làm bài tập để vừa nhớ kiến thức vừa luyện tư duy", cô Thắm bật mí cách dạy.
Bên cạnh đó, trong giờ học, cô Thắm cũng thường kể cho học trò nghe nhiều câu chuyện, không chỉ nhằm mục đích khuấy động không khí mà còn nhằm mục đích học tập. "Các câu chuyện mình chia sẻ đều có mục đích, có thể hướng tới các bài văn Nghị luận xã hội, có thể định hướng tư tưởng, lối sống, lối suy nghĩ đúng đắn, tích cực, nhiều chiều cho các con về con người và cuộc sống".
Cũng nhờ vậy mà học trò của cô Thắm luôn thích thú, chú ý lắng nghe tiết học, thay vì cảm giác uể oải, mệt mỏi vì phải nghe cô giáo truyền tải lượng thông tin lớn theo cách rập khuôn "cô đọc - trò chép".
Các em học trò của cô Thắm.
Theo cô Thắm, để học sinh đạt kết quả tốt nhất thì ngoài phương pháp dạy của giáo viên, sự nỗ lực của chính các em thì còn cần cả sự đồng hành của phụ huynh.
"Mình may mắn khi các phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con. Họ lắng nghe và thực hiện những gì mình nhắn tin trong nhóm học tập. Những câu nào con làm chưa được, tại sao lại thế, phải sửa như thế nào,... họ đều lắng nghe, trao đổi lại với cô giáo. Con học đến đâu, những phần gì, họ đều nắm được", cô Thắm chia sẻ.
Cô Thắm cũng gửi lời khuyên đến các bạn học sinh, nếu muốn học tốt Văn thì khi học phải hiểu bài ngay tại lớp. Học Văn không đồng nghĩa với học vẹt mà phải tư duy, suy nghĩ. Thuộc kiến thức bằng cách hiểu và thực hành làm bài tập chứ không ngồi đọc đi đọc lại.
"Văn học cũng là một trong các môn khoa học vì thế học phải tư duy, không học vẹt vô nghĩa thì mới thành công được", cô Thắm nhận định.