Cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này coi chừng đang thiếu 7 chất quan trọng, bổ sung ngay để phòng tránh bệnh

Tuấn Minh, | 21/06/2023, 12:03
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau cơ... thì rất có thể đang thiếu những chất dinh dưỡng này.

4. Thiếu sắt: Mệt mỏi, khó thở, tay chân lạnh, móng tay giòn

Theo UCSF Health (Cao đẳng Y tế Toland), sắt cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Khi nồng độ sắt xuống quá thấp, có thể dẫn đến thiếu máu. Một số nhóm có nguy cơ thiếu sắt cao bao gồm phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai, trẻ em, người ăn chay...

Theo Mayo Clinic, thiếu máu do thiếu sắt có thể gây suy nhược và mệt mỏi, khó thở, nhịp tim nhanh, da nhợt nhạt, nhức đầu, tay chân lạnh, lưỡi đau hoặc sưng, móng tay giòn và thèm ăn những thứ lạ như bụi bẩn.

Để tăng lượng sắt, chuyên gia khuyên nên ăn ngũ cốc, thịt bò, hàu, đậu, rau bina. Theo NIH, đàn ông và phụ nữ trưởng thành trên 50 tuổi cần 8mg, phụ nữ trưởng thành dưới 50 tuổi cần 18mg sắt mỗi ngày.

5. Thiếu vitamin B12: Tê, mệt mỏi, sưng lưỡi

Theo NIH, vitamin B12 hỗ trợ sản xuất tế bào hồng cầu và DNA, đồng thời cải thiện chức năng dẫn truyền thần kinh. Trường Y tế công cộng Harvard cho biết, người ăn chay có nguy cơ thiếu vitamin B12 cao vì thực phẩm có nguồn gốc thực vật không có chất này. Người đã can thiệp phẫu thuật giảm cân cũng có nguy cơ thiếu B12 vì quy trình này khiến cơ thể khó chiết xuất chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này coi chừng đang thiếu 7 chất quan trọng, bổ sung ngay để phòng tránh bệnh - Ảnh 4.

Các triệu chứng thiếu vitamin B12 nghiêm trọng bao gồm tê chân, tay, gặp các vấn đề về đi lại và giữ thăng bằng, thiếu máu, mệt mỏi, lưỡi sưng viêm, mất trí nhớ, suy nghĩ gặp khó khăn. Những triệu chứng này có thể xuất hiện nhanh chóng hoặc từ từ. Đáng nói, bạn có thể không nhận thấy chúng trong một thời gian.

Theo NIH, người lớn cần 2,4mcg B12 mỗi ngày. Nó thường được tìm thấy nhiều nhất trong các sản phẩm động vật như cá, thịt gà, sữa và sữa chua. Nếu bạn ăn chay thì nên chọn thực phẩm được bổ sung B12, chẳng hạn như sữa có nguồn gốc thực vật và ngũ cốc ăn sáng, vitamin tổng hợp, thực phẩm bổ sung có chứa vitamin B12.

6. Thiếu folate: Mệt mỏi, tiêu chảy, lưỡi trơn mềm...

Folate, hay axit folic, là một loại vitamin B đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Theo Mayo Clinic, folate làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là những dị tật liên quan đến ống thần kinh (não và cột sống). Sự thiếu hụt folate có thể làm giảm tổng số tế bào và tế bào hồng cầu lớn, đồng thời gây ra khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Theo MedlinePlus, các triệu chứng thiếu folate bao gồm mệt mỏi, khó chịu, tiêu chảy, tăng trưởng kém và lưỡi có cảm giác trơn mềm...

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), phụ nữ có thể mang thai nên đảm bảo họ nhận 400mcg axit folic mỗi ngày ngoài việc tiêu thụ thực phẩm có chứa folate. Thật thú vị, folate được cơ thể hấp thụ tốt nhất ở dạng bổ sung, với 85% được hấp thụ từ thực phẩm bổ sung và 50% từ thực phẩm.

Theo trường Y tế công cộng Hardvard, bạn nên ăn ngũ cốc, đậu, hạt hướng dương, trứng, rau lá xanh đậm... để bổ sung folat cho cơ thể mỗi ngày.

Cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này coi chừng đang thiếu 7 chất quan trọng, bổ sung ngay để phòng tránh bệnh - Ảnh 5.

7. Thiếu magiê: Chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi...

Theo NIH, magiê giúp hỗ trợ sức khỏe của xương, góp phần sản xuất năng lượng cho cơ thể. Người trưởng thành cần 310-420mg mỗi ngày, tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi. Sự thiếu hụt magiê khá hiếm gặp ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc dùng một số loại thuốc (bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu) và tình trạng sức khỏe (chẳng hạn bị bệnh tiểu đường loại 2, bệnh Crohn) có thể hạn chế sự hấp thụ magiê hoặc làm tăng khả năng mất magiê khỏi cơ thể.

Theo Cleveland Clinic, thiếu magiê có thể gây chán ăn, buồn nôn và nôn, mệt mỏi và suy nhược. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, nó cũng có thể dẫn đến tê và ngứa ran, chuột rút, co thắt cơ, co giật, nhịp tim không đều, thay đổi tính cách hoặc co thắt mạch vành.

Để cơ thể có lượng magiê cân bằng, chuyên gia khuyên nên ăn nhiều thực phẩm giàu magiê (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, rau bina, đậu đen...).

Nếu bạn nghi ngờ mình bị thiếu chất dinh dưỡng, hãy nói chuyện với bác sĩ. Xét nghiệm máu có thể giúp xác định xem bạn có bị thiếu hay không. Cách tốt nhất để tránh hoặc khắc phục tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng là đảm bảo bạn đang ăn một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng. Nhưng nếu có nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng nào cao hơn bình thường, bạn có thể uống vitamin tổng hợp cũng như thực phẩm bổ sung cụ thể.

Theo Tổ Quốc
https://toquoc.vn/co-the-xuat-hien-nhung-dau-hieu-nay-coi-chung-dang-thieu-7-chat-quan-trong-bo-sung-ngay-de-phong-tranh-benh-20230619104426808.htm
Copy Link
https://toquoc.vn/co-the-xuat-hien-nhung-dau-hieu-nay-coi-chung-dang-thieu-7-chat-quan-trong-bo-sung-ngay-de-phong-tranh-benh-20230619104426808.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này coi chừng đang thiếu 7 chất quan trọng, bổ sung ngay để phòng tránh bệnh