Chữa vết thương: Giã nát lá đinh lăng đắp lên.
Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương:Lấy 40g lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.
Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
Chữa đau lưng mỏi gối:Dùng thân cành đinh lăng 20-30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
Chữa liệt dương:Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm gan: Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa thiếu máu:Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
Chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ:Lá đinh lăng khô 10g sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày.
Ho suyễn lâu năm: Lấy rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săng, tang bạch bì, nghệ vàng, tần dày lá, tất cả đều 8g, Xương bồ 6g, Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Bác sĩ Vũ cảnh báo không nên dùng đinh lăng với liều cao vì có thể bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Khi dùng đinh lăng làm thuốc nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.