Công nghệ mới trong ngành khoa học máy tính làm thay đổi thế giới

Kim Anh | 24/05/2022, 17:17
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ngày 24/5, tại Trường Đại học Swinburne diễn ra Hội thảo “Công nghệ mới trong ngành khoa học máy tính” với sự tham gia của các chuyên gia ngành khoa học máy tính trong nước và nước ngoài.

Các chuyên gia thảo luận tại hội thảoCác chuyên gia thảo luận tại hội thảo

Tại hội thảo, các chuyên gia tham dự hội thảo đều nhận định: Công nghệ lõi như AI, IoT, dữ liệu sẽ dẫn dắt sự phát triển công nghệ năm 2022. Khoa học máy tính (Computer Science) được xem là "chìa khóa" để bứt phá trong Cách mạng Công nghiệp 4.0. Đây là ngành nghiên cứu các cơ lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính.

Sự bùng nổ trong phát triển công nghệ lõi như AI, IoT, Quản lý dữ liệu, Cloud tạo sự phát triển vượt bậc trong các ứng dụng và mọi ngành, mọi lĩnh vực. Các công nghệ này trở thành xu hướng dẫn dắt trong sự phát triển chung của công nghệ hiện nay.

Công nghệ mới giúp con người có thể đi xe ô tô mà không cần cầm vô lăng để điều khiển, bác sĩ có thể thực hiện một ca mổ từ xa, những trợ lý ảo AI thay con người sản xuất, vận hành quản lý dữ liệu.

“Chúng ta đang nói về những công nghệ lõi để tạo ra một bức tranh hội tụ và sáng tạo. Sự thật cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra rất mạnh, không một quốc gia nào bỏ qua cơ hội này. Với Việt Nam - một nước đang phát triển, đây là cơ hội duy nhất để vượt lên” – TS. Lê Anh Ngọc- Giám đốc Swinburne Innovation Space nhận định.

Việc sử dụng công nghệ số sẽ làm thay đổi giá trị, tạo ra lợi nhuận, làm cho mọi thứ trở nên tối ưu hơn. Báo cáo việc làm của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2022 cho thấy công nghệ số được áp dụng cho tất cả nền công nghiệp và quốc gia khác nhau, đặc biệt các công nghệ lõi nổi bật như Cloud, Big Data, IoT, AI…Vai trò của hạ tầng và công nghệ số càng được thể hiện rõ hơn trong đại dịch Covid, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và sản xuất.

Theo thống kê của thị trường việc làm năm 2021, chỉ khoảng 30% số sinh viên ngành Công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn của các nhà tuyển dụng quy mô vừa và nhỏ. Trong khi số lượng sinh viên tham gia ngành này là vô cùng lớn với tỉ lệ “chọi” ở nhiều trường đại học là 1/64. Điều này đặt ra vai trò của các trường đại học cần có sự gắn liền với doanh nghiệp và nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ mới trong ngành khoa học máy tính làm thay đổi thế giới