Trong bối cảnh triển khai Chương trình GDPT 2018 còn gặp nhiều khó khăn, việc các trường chủ động, linh hoạt trong huy động, xã hội hóa, thu hút nguồn lực để đầu tư, mua sắm, trang bị hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số giáo dục, trong đó có triển khai mô hình dạy học là cần thiết, quan trọng…” – TS Phạm Thị Huệ nhấn mạnh.
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tổ chức nhiều hội thảo khoa học trong quá trình thực hiện đề tài về dạy học kết hợp. Ảnh: TG |
Là giáo viên trẻ giảng dạy môn Tin học tại Trường Tiểu học thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường – thầy Trần Văn Hiếu lại rẽ ngang hướng nghiên cứu và đoạt giải Nhất trong cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I năm 2022” do Bộ GD&ĐT tổ chức với phần mềm dạy học tiếng Việt lớp 1.
Trước đó, thầy giáo trẻ đã tìm hiểu kỹ về Chương trình GDPT 2018 đối với 2 môn học Toán và Tiếng Việt lớp 1 cũng như các bộ sách Toán, Tiếng Việt lớp 1 của các nhà xuất bản; Thông tư 37/2021 của Bộ GD&ĐT về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học. Sau đó, thầy lên ý tưởng cho sản phẩm dự thi của mình. Sản phẩm dự thi cho môn Toán lớp 1 của nhà giáo có nhiều chức năng để thay thế bộ đồ dùng dạy học của giáo viên khi lên lớp như: Tập viết số; thẻ ghép số; thẻ hình học phẳng; Chức năng thẻ hình khối; thẻ que tính; bộ thực hành đồng hồ; thẻ con vật; trò chơi toán học.
Với phần mềm dạy học môn Tiếng Việt lớp 1, thầy Hiếu cũng tích hợp nhiều chức năng khác nhau như: Làm quen với bảng chữ cái gồm chữ cái in thường và chữ cái in hoa; tập viết âm tiếng Việt; tập viết vần tiếng Việt với 137 vần tương đối đủ và phù hợp với các bộ sách của Chương trình GDPT 2018; bộ thẻ ghép âm, vần, tiếng thông minh thay cho đồ dùng dạy học truyền thống môn Tiếng Việt lớp 1; thử thách tiếng Việt được thiết kế theo các trò chơi liên quan đến kiến thức như các chữ cái để học sinh ôn luyện hoặc nhận biết.
Cô Tống Thị Vân Anh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Xuân Trường đánh giá, thầy Hiếu năng động, nhiệt tình và có tinh thần sáng tạo. Các sản phẩm công nghệ của thầy đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Phần mềm có thể thay thế hoàn toàn cho các thiết bị dạy học truyền thống, áp dụng cho nhiều bộ sách trong cả năm học. Vì không trực tiếp đứng lớp môn Toán, Tiếng Việt nên thầy Hiếu cũng chịu khó học hỏi, chia sẻ với các đồng nghiệp trong quá trình làm việc. Sau khoảng 2 tháng, thầy đã lần lượt “trình làng” hai phần mềm dạy học đa chức năng với môn Toán, Tiếng Việt lớp 1 và được áp dụng thành công tại trường.
Ông Cao Xuân Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định chia sẻ, thời gian qua, các nhà trường trên địa bàn đã nỗ lực, sáng tạo trong ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào quản lý, giảng dạy, học tập; triển khai dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng kết nối toàn cầu. Ngành Giáo dục đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý ở tại sở và đơn vị trực thuộc, nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trong tình hình mới.