Công nghệ thu hẹp khoảng cách, tạo hấp dẫn cho từng giờ học

Hà An | 23/02/2022, 16:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Công nghệ và dạy học kết nối trong thời đại công nghệ 4.0 được các trường thực hiện, giúp nâng cao năng lực của nhà giáo, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Sôi nổi giơ tay phát biểu trong giờ học kết nối ở Trường PTDT nội trú Mù Cang Chải.Sôi nổi giơ tay phát biểu trong giờ học kết nối ở Trường PTDT nội trú Mù Cang Chải.

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin qua phần mềm Zoom meeting, một tiết học kết nối được Trường THCS Quang Trung thành phố Yên Bái với các Trường PTDT nội trú THCS huyện Mù Cang Chải, PTDT nội trú THCS huyện Văn Chấn, THCS Tô Hiệu thị xã Nghĩa Lộ, THCS An Thịnh huyện Văn Yên, PTDT nội trú THCS Mù Cang Chải, PTDT nội trú THCS huyện Trạm Tấu, PTDT nội trú THCS huyện Yên Bình đã cho thấy sức hấp dẫn và của giờ học. Với chủ đề “Truyền thuyết, truyện cổ tích tỉnh Yên Bái” đã tạo không khí học tập đầy cảm hứng của cả GV và học sinh.

Cô Đặng Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Quang Trung, TP Yên Bái cho biết: Thông qua kết nối trực tuyến, học sinh được nghe nhà văn Hà Lâm Kỳ kể chuyện Nàng Han. Câu chuyện giúp các em hiểu về truyền thuyết, cổ tích của tỉnh Yên Bái, tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, yêu nét đẹp văn hóa địa phương.

Đặc biệt, qua kết nối học sinh được tham quan hang Thẩm Han qua video do Trường PTDT nội trú THCS huyện Văn Chấn thực hiện; Tìm hiểu về trò chơi “Tó Mắc Lẹ” của người Thái ở Mường Lò thông qua video giới thiệu của các em học sinh Trường THCS Tô Hiệu thị xã Nghĩa Lộ. Công nghệ đã xóa đi khoảng cách giữa các vùng miền, học sinh dân tộc ở Mù Cang Chải có thể phát biểu ý kiến, học sinh ở TP Yên Bái lại đưa ra những minh họa cho giờ học thêm sinh động.

Cả GV và học sinh đều hồ hởi với tiết học. Nhấn mạnh điều này, cô Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó Hiệu trưởng Trường PTDT nội trú THCS Mù Cang Chải chia sẻ: Các em giơ tay phát biểu, trao đổi sôi nổi ở tất cả điểm cầu. Nội dung các gói câu hỏi được trợ giúp từ giáo viên nhằm tương tác cho từng nội dung bài học. Học sinh tại các điểm cầu cùng thảo luận sôi nổi và tham gia phát biểu ý kiến về nội dung bài học, được trao đổi bổ sung ý kiến để xây dựng bài. “Thật vui vì chúng tôi cũng có thêm cơ hội được giao lưu, trao đổi và học tập kinh nghiệm giảng dạy. Đây là mong muốn rất lớn của giáo viên khi giảng dạy Chương trình GDPT 2018 tại đơn vị”, cô Oanh nói.

Nhờ công nghệ, em Trần Hương Giang, học sinh lớp 6B, Trường THCS Quang Trung lần đầu tiên được thăm quan qua màn ảnh nhỏ hang Thẩm Han (huyện Văn Chấn) và được “chơi trò Tó Mắc Lẹ” của người Thái ở Mường Lò cùng các bạn Trường THCS Tô Hiệu thị xã Nghĩa Lộ. Ở điểm trường xa nhất tỉnh, em Sùng Thị Thù, học sinh người dân tộc Mông ở Trường

PTDTBT Tiểu học & THCS xã Chế Tạo (huyện Mù Cang Chải) vui vẻ cho biết: Những giờ học trước kia kiến thức có được chúng em chỉ biết qua sách và lời giảng của thầy cô, giờ được thấy, được nghe và cùng trao đổi với thầy cô và các bạn ở những trường học khác thật là vui.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ thu hẹp khoảng cách, tạo hấp dẫn cho từng giờ học