"Suy thoái kinh tế kéo dài sẽ làm sụt giảm giá trị tài sản hoặc tăng nợ. Điều này có thể khiến thế hệ trẻ đối mặt với các mối đe dọa bị gạt ra ngoài lề xã hội, đe dọa tạo ra một 'thùng thuốc súng kinh tế' và phủ bóng đen lên triển vọng phục hồi kinh tế", Kwak Yoon-kyung, người đứng đầu nghiên cứu, cho hay.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khoản nợ tồn đọng trung bình hàng năm của những thanh niên này đã tăng hơn gấp đôi từ 34 triệu won (hơn 600 triệu đồng) vào năm 2012 lên 84,5 triệu won (hơn 1,5 tỷ đồng) vào năm 2021.
Chi phí sinh hoạt cao hơn của thế hệ trẻ được cho là một trong những thủ phạm khiến tỷ lệ sinh của Hàn Quốc ngày càng thấp. Trong nhiều trường hợp, họ vay tiền để trang trải chi phí nhà ở hoặc chi phí sinh hoạt, hoặc đầu tư vào các tài sản rủi ro nhằm tìm kiếm một khoản tài chính đủ lớn để mua nhà.
Hàn Quốc được dự đoán sẽ có 20% dân số từ 65 tuổi trở lên vào năm 2025. Tỷ lệ sinh đang giảm mạnh, chỉ còn 0,78 vào năm 2022.
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã đề nghị xóa nợ cho những người từ 34 tuổi trở xuống kể từ năm 2022 thông qua một chương trình xóa nợ có tên là Dịch vụ tư vấn và phục hồi tín dụng. Theo Ủy ban Dịch vụ Tài chính, giới hạn độ tuổi đối với những người đủ điều kiện tham gia chương trình sẽ bị bãi bỏ vào tháng 3 tới.