Cú hích chất lượng GD đại học từ xếp hạng và chương trình đào tạo chuẩn quốc tế

20/12/2023, 08:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thời gian qua, liên tiếp các đại học, trường đại học của Việt Nam vào danh sách xếp hạng thế giới.

Trong đó 7 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA gồm: Nông nghiệp; Thủy sản; Thú y; Điều dưỡng; Kỹ thuật xét nghiệm y học; Dược học; Ngôn ngữ Khmer. Có 7 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế theo tiêu chuẩn FIBAA: Quản trị kinh doanh; Kinh tế; Luật; Kế toán, Tài chính ngân hàng; Thạc sĩ Quản trị kinh doanh; Thạc sĩ Quản lý kinh tế. Có 1 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế theo tiêu chuẩn ABET là Công nghệ thông tin.

GS.TS Phạm Tiết Khánh - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Trà Vinh cho rằng các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế (AUN-QA, FIBAA, ABET) đã tác động tích cực đến chất lượng đào tạo về mọi mặt: Thiết kế chương trình, phương pháp giảng dạy, đánh giá, cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy và phục vụ sinh viên cùng đội ngũ cán bộ giảng viên.

Giúp trường xác định được điểm mạnh, hạn chế trong chương trình đào tạo; từ đó xem xét, rà soát chỉnh sửa và cải tiến đồng bộ các mặt hoạt động nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu và tạo niềm tin cho các bên liên quan. Người học nhận được các chương trình đào tạo tốt và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Cơ hội hợp tác quốc tế của nhà trường cũng ngày càng mở rộng và thuận lợi hơn.

Mới đây (ngày 8/11), theo công bố của Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS), Trường Đại học Giao thông Vận tải nằm trong danh sách 15 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng châu Á năm 2024.

PGS.TS Ngô Văn Minh - Phó Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và Nghiên cứu phát triển Trường Đại học Giao thông Vận tải, thành viên tổ chuyên gia Hội đồng kiểm tra Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, cho hay: Đánh giá xếp hạng dựa trên các tiêu chí, ý kiến của học giả và nhà tuyển dụng có trọng số cao nhất, lần lượt là 30 và 20%.

Còn lại tỷ lệ: Giảng viên/sinh viên (10%), giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%), số bài báo khoa học/giảng viên (5%), trích dẫn/bài báo khoa học (10%), mạng lưới nghiên cứu quốc tế (10%), giảng viên quốc tế (2,5%), sinh viên quốc tế (2,5%). Đây là những đánh giá khách quan cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của nhà trường, điều này góp phần tác động tích cực đến hoạt động dạy và học.

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, xếp hạng đại học cần được coi là phương thức quản trị mục tiêu chiến lược, đo lường, đánh giá chất lượng. Đây là đích đến cần thiết của các trường đại học, điều này không những để quảng bá thương hiệu đơn thuần, mà còn trở thành lực đẩy để trường nỗ lực nhiều hơn trong việc chuẩn hóa chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ… đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/cu-hich-chat-luong-gd-dai-hoc-tu-xep-hang-va-chuong-trinh-dao-tao-chuan-quoc-te-post665399.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/cu-hich-chat-luong-gd-dai-hoc-tu-xep-hang-va-chuong-trinh-dao-tao-chuan-quoc-te-post665399.html
Bài liên quan
Việt Nam có 2 trường đại học lọt bảng xếp hạng khoa học liên ngành
Tổ chức Times Higher Education (THE) vừa phối hợp với Tổ chức Học giả khoa học Schmidt (Schmidt Science Fellows) công bố bảng xếp hạng đại học nghiên cứu khoa học liên ngành tốt nhất thế giới năm 2025. Đây là bảng xếp hạng khoa học liên ngành đầu tiên trên thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cú hích chất lượng GD đại học từ xếp hạng và chương trình đào tạo chuẩn quốc tế