Bài thuốc

Cúc tần chữa đau lưng, nhức khớp

Phạm Hoa 27/07/2024 06:30

(GDTĐ) - Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Công dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Thường dùng chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, chấn thương,…

Cây cúc tần với tác dụng của cây cúc tần và cách dùng chữa bệnh là gì?

Chữa cảm sốt: Thành phần gồm Cúc tần 20g, Lá tre 20g, Bạc hà 20g, Kinh giới 20g, Tía tô 20g, Cát căn 20g, Cúc hoa 5g, Địa liền 5g. Điều chế dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc viên, mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 4 - 6g.

Chữa cảm sốt, nhức đầu, ho, không có mồ hôi: Thành phần gồm Cúc tần (2 nắm), lá sả (1 nắm), lá chanh (1 nắm). Nấu nước xông và uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.

Chữa đau nhức gân xương, đau lưng: Rễ Cúc tần 20g, rễ Xấu hổ 20g, rễ Bưởi bung 20g, rễ Đinh lăng 10g, Cam thảo dây 10g. Sắc uống.

Điều trị thấp khớp, đau nhức xương khớp: Sử dụng 15 – 20 gram rễ cây Cúc tần, rửa sạch và sắc nước uống. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phối trộn Cúc tần với rễ cây bưởi bung, rễ Trinh nữ mỗi vị 20 gram và Cam thảo dây, Đinh lăng mỗi vị 10 gram. Sắc thuốc và uống liên tục trong 5 – 7 ngày, giúp chữa thấp khớp và giảm đau nhức xương.

Chữa nhức mỏi gân xương, đau lưng: Sắc uống lúc nóng các vị thuốc rễ Cúc tần 20g, củ Ráy dại (sao bỏ vỏ) 8g, rễ Bưởi bung 12 g, lá Tía tô 8g, Kinh giới 8g, Gừng tươi 8g. Nếu sốt không ra mồ hôi thì trong uống, ngoài xông.

Chữa nhức mỏi gân xương, đau lưng: Sắc uống gồm rễ Cúc tần 20g, rễ Xấu hổ 20g, rễ Bưởi bung 20g, rễ Đinh lăng 10g, Cam thảo dây 10g.

Chữa gãy xương: Thành phần gồm bột lá Cúc tần 200g, bột lá Ngải cứu 100g, Sáp ong 100g, bột Quế chi 40g, bột Đại hồi 20g, dầu Thầu dầu vừa đủ. Đun sôi dầu thầu dầu, cho sáp ong vào nấu cho tan, rồi cho tiếp 4 vị dược liệu quấy cho đều thành cao đặc. Để nguội, đắp thuốc và bó vào chỗ xương gãy. Hai ngày làm một lần.

Cao dán chữa sai khớp, bong gân, chấn thương: Nấu cao các dược liệu ngải cứu, Cúc tần, Tinh dầu hồi, quế, methol, camphor, sau đó trộn đều với hỗn hợp keo cao su (các thành phần chủ yếu của keo cao su là cao su, colophan, kẽm oxyd và dầu béo).

Chữa nhiễm khuẩn quanh vết thương phần mềm: Giã nhỏ lá Cúc tần 40g, lá Xạ can 20g, đắp lên chỗ lở loét quanh vết thương.

Cây cúc tần và những điều cần biết

Lưu ý khi sử dụng cây cúc tần

Liều dùng khuyến cáo cho vị thuốc cúc tần là 10– 20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Trước khi muốn dùng cây cúc tần hay bất kỳ cây thuốc nào để điều trị các bệnh lý đang mắc phải, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và biết cách dùng đúng, tránh gây ra tương tác hoặc giảm tác dụng của các thuốc điều trị khác.

Các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ cần thận trọng khi muốn sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, dù là các loài cây quen thuộc. Tốt nhất, bạn không nên tự ý dùng các bài thuốc mà chưa được sự đồng ý từ bác sĩ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cúc tần chữa đau lưng, nhức khớp