Sở Giáo dục và Đào tạo Long An cho biết, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đã thực hiện các chương trình, đề án hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trường phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông kết hợp xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 – 2025; Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2021 – 2025.
Sở Công thương Hà Nội yêu cầu các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Oai thực hiện đúng quy hoạch được duyệt. Tuyệt đối không bố trí đơn vị ở, lưu trú, trung tâm thương mại trong phạm vi cụm công nghiệp.
Đến năm 2030, tỉnh Long An có 51 khu công nghiệp, quy hoạch mới 28 cụm công nghiệp, tỉnh tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu như cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm...
Các cụm công nghiệp đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng đối với phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái nói chung. Sắp tới, tỉnh này sẽ quy hoạch 8 khu công nghiệp hơn 2.000 ha và 25 cụm công nghiệp tổng quy mô hơn 1.288 ha.
Định hướng đến năm 2030, không gian hoạt động kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình sẽ tổ chức thành 4 khu vực chính. Đồng thời phát triển 67 cụm công nghiệp, thành lập ít nhất 6 trung tâm dịch vụ logistics.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Đà Nẵng thiếu đất sản xuất, nhưng cụm công nghiệp Cẩm Lệ đầu tư cơ bản đã hoàn thành lại không thể đi vào vận hành.
Không có giấy phép môi trường, không trạm xử lý nước và không giấy phép PCCC nhưng nhiều doanh nghiệp ở cụm công nghiệp Mẫn Xá (Bắc Ninh) vẫn hoạt động bình thường.
Hai cụm công nghiệp được tỉnh Bắc Giang duyệt nhiệm vụ quy hoạch vừa qua là Cụm công nghiệp Đông Sơn, huyện Yên Thế và Cụm công nghiệp Nếnh, huyện Việt Yên.
Tỉnh Hoà Bình đề xuất phương án phát triển cụm công nghiệp, trong đó, điều chỉnh mở rộng diện tích 7 cụm, giảm một cụm, quy hoạch mới 19 cụm và đưa ra khỏi quy hoạch, không phát triển 7 cụm.