Đặc quyền con nhà giàu trong tuyển sinh ở Mỹ

18/01/2023, 07:31
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Bốn năm sau vụ bê bối tuyển sinh lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, liệu quy trình tuyển sinh tại các trường đại học có tạo ra sự công bằng hay không.

Đại học Yale cũng có những động thái thay đổi tương tự sau khi một huấn luyện viên bóng đá nữ nhận hối lộ 860.000 USD để tuyển sinh. Giám đốc chương trình thể thao của Yale bắt đầu rà soát lại những thí sinh ứng tuyển vào chương trình. Những người được tuyển nhưng không tham gia thi đấu sẽ bị giám sát chặt chẽ.

Dù vậy, bức tranh toàn cảnh về việc tuyển sinh của Đại học Yale vẫn rất ít thay đổi. Logan Roberts, sinh viên năm cuối của trường, cho biết nhà trường đã vạch trần vụ bê bối nhưng lại bỏ qua vấn đề sâu xa hơn, cụ thể là những lợi thế dành cho sinh viên giàu có khi tuyển sinh.

Nam sinh nói thêm những sinh viên có điều kiện không tốt vẫn đông hơn nhiều so với những sinh viên giàu có, học trường tư thục và có gia sư riêng. Roberts và những sinh viên khác từng gây sức ép để trường loại bỏ các chính sách ủng hộ người giàu, bao gồm chính sách ưu tiên cho con em của sự sinh viên. Nhưng đến nay, Đại học Yale vẫn không chịu thay đổi.

"Khi tiền bạc và đạo đức xung đột, tiền bạc thường có xu hướng chiến thắng", sinh viên đại học Yale nói với WBUR.

Angel Pérez, lãnh đạo tuyển sinh của Trinity College, đồng thời là lãnh đạo hiệp hội các quan chức tuyển sinh đại học (NACAC), cũng nói rằng dù bê bối tuyển sinh nổ ra, hệ thống tuyển sinh đại học cũng không có nhiều thay đổi. Lý do là phần lớn tổ chức giáo dục đại học đều cho rằng họ có quy trình tuyển sinh tốt, không có dấu hiệu của những hành vi phi đạo đức.

Tuy nhiên, ông Pérez khẳng định vụ hối lộ tuyển sinh cùng sự phân biệt chủng tộc và các cuộc chiến pháp lý hiện nay đã khuấy động những cuộc tranh luận về tính công bằng của các tiêu chí ưu tiên cho thí sinh khi tuyển sinh. Theo ông, chính vụ bê bối này đã đánh thức công chúng.

be boi tuyen sinh My anh 2
Rick Singer, chủ mưu đường dây chạy trường, lĩnh án 3,5 năm tù giam. Ảnh: AP.

Khó tìm kiếm sự công bằng trong công tác tuyển sinh

Ngày 4/1, sau khi Rick Singer bị tuyên án, các trường đại học đã bắt đầu hành động. FBI cho nhiều nhiều trường đã liên hệ để hỏi về cách phát hiện hành vi gian lận trong công tác tuyển sinh.

Luật sư Rachael Rollins cũng nói rằng vụ bê bối và những bản án liên quan đã phơi bày những mặt trái của quy trình tuyển sinh ưu tiên cho những người có tiền, có quyền. Đồng thời, nó đã góp phần tạo ra những thay đổi có ý nghĩa.

Theo bà, vụ bê bối đã khiến các trường phải xem xét lại, từ đó quy định SAT và ACT trở thành điều kiện bắt buộc khi tuyển sinh đại học. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng những việc này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Mark Sklarow, Giám đốc điều hành của Hiệp hội tư vấn giáo dục độc lập, cho biết nỗi ám ảnh của người Mỹ với các đại học ưu tú, kết hợp với sự mập mờ trong việc tuyển sinh, đã khiến các gia đình tuyệt vọng khi tìm kiếm điều tốt nhất cho con cái.

Các trường thu hút thí sinh nộp hồ sơ bằng cách khoe khoang về tỷ lệ chấp nhận ngày càng thấp, đồng thời mang lại lợi thế cho những thí sinh có mối quan hệ tốt.

"Các trường đại học đã tạo ra một hệ thống được thiết kế để ngày càng từ chối nhiều thí sinh. Việc ai được nhận và ai bị loại ngày càng trở nên mơ hồ. Tôi nghĩ chính điều đó khiến cha mẹ phải tìm mọi cách và bằng mọi giá đưa con mình vào trường", ông Sklarow nói, đồng thời nhấn mạnh việc xóa bỏ lỗ hổng hối lộ, chạy trường cũng không giúp quy trình tuyển sinh công bằng hơn.

Theo zingnews.vn
https://zingnews.vn/dac-quyen-con-nha-giau-trong-tuyen-sinh-o-my-post1394755.html
Copy Link
https://zingnews.vn/dac-quyen-con-nha-giau-trong-tuyen-sinh-o-my-post1394755.html
Bài liên quan
Chỉ đạo giải quyết việc học sinh ở quận nhà giàu phải học phòng tạm bợ
Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quận 7, TPHCM đã có báo cáo việc ngay giữa trung tâm quận được ưu ái gọi với cái tên “khu nhà giàu” nhưng 90 học sinh phải học trong phòng tạm bợ.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đặc quyền con nhà giàu trong tuyển sinh ở Mỹ