- Trong trường hợp xuất hiện dấu hiệu táo bón và nghi ngờ bị viêm ruột thừa, người bệnh nên tránh dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ. Những phương pháp này có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, điển hình là vỡ ruột thừa.
Khi nhận thấy các triệu chứng viêm ruột thừa cấp kể trên, bệnh nhân nên đi khám ngay bởi diễn tiến của bệnh rất nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời, ruột thừa từ viêm sẽ có nguy cơ chuyển sang vỡ khiến phân tràn vào ổ bụng và đe dọa tính mạng.
Ảnh minh họa
Người sau khi mổ ruột thừa cần làm gì để nhanh lành bệnh
Điều trị viêm ruột thừa thông thường bằng phẫu thuật chủ yếu là nội soi sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, vết thương ít đau và ít để lại sẹo. Vì vậy, việc chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật rất cần được quan tâm.
Sau khi mổ ruột thừa, người bệnh cần:
- Ăn các thức ăn lỏng như cháo, súp, sữa.
- Nên vận động nhẹ và không được bưng bê vật nặng hoặc tham gia vào hoạt động có gắng sức.
- Mặc quần áo thoải mái, vì nếu mặc đồ bó sát có thể gây kích ứng da xung quanh vị trí vết mổ
- Dùng miếng đệm sưởi ấm hoặc túi nước đá chườm trên vết mổ để giúp giảm đau.
- Chia bữa ăn thành những phần nhỏ trong ngày.
- Nên tận dụng thời gian rảnh rỗi trong ngày để đi bộ.
- Hãy uống nhiều nước. Tránh thức uống chứa caffeine, tránh các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ.
- Tái khám đúng hẹn theo lịch của bác sĩ. Nếu gặp các triệu chứng như: sốt cao, nhịp tim tăng, khó thở, xuất hiện các cơn đau, vết mổ hở miệng, rỉ nước, có mùi, sưng đỏ... bạn phải gọi cho bác sĩ để xử lý kịp thời.