Dạy con nên người bằng cách nói lời yêu thương

Hà Minh | 06/12/2023, 06:09
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Nói chuyện, trao đổi cùng con là một phương pháp hiệu quả để dạy dỗ, khơi gợi tình cảm nơi con trẻ. Cha mẹ nên tìm cách bộc lộ tình yêu khi nói chuyện cùng con, bởi thông qua tâm sự, cha mẹ tiếp cận con dễ dàng nhất.

anh-thay-1.jpg
Cha mẹ nên bộc lộ tình yêu khi nói chuyện với trẻ.

Tạo cơ hội để cùng trò chuyện

Một vị phụ huynh từng chia sẻ: Nói chuyện với con hay là nghe chúng nói đều rất quan trọng. Chúng ta nên có thời gian nói chuyện, nhất là phải biết nghe chúng nói.

Một người mẹ nhiều kinh nghiệm cho rằng thời gian hiệu quả nhất để nói chuyện cùng con là lúc ăn cơm hoặc khi đi ngủ. Mỗi tối khi đi ngủ, bà thường có thói quen nói chuyện cùng con. Bà nói: “Khi các con đã lên giường chuẩn bị đi ngủ, tôi ngồi bên cạnh, hỏi han chúng: “Con hôm nay có vui không? Hôm nay có điều gì khiến con không vui không… Đây là một quá trình chúng tôi đạt được sự thông hiểu rất tốt”.

Có gia đình lựa chọn lúc ăn cơm để nói chuyện tâm sự cùng con cái. Họ nói: “Chúng tôi mỗi tuần ít nhất ăn cơm tối cùng nhau 4 lần. Thời gian ăn tối, chúng tôi thậm chí tắt, không nghe điện thoại để tránh điện thoại đột nhiên gọi đến sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện của chúng tôi”. Họ cùng thực hiện quy định: Khi ăn tối, ai cũng phải kể chuyện cho nhau nghe, không ai được cắt ngang. Khi thực hiện cách này, mọi thành viên trong gia đình đều có cơ hội nói hết những suy nghĩ trong lòng mình cho mọi người nghe.

Lại có một gia đình khác, cứ cách mấy tuần, đều nhân cơ hội ăn sáng để mở “hội nghị” bàn tròn. Trong thời gian đó, mỗi thành viên đều có thời gian 5 phút để nói những việc xảy ra gần đây với mọi người và cách cảm nhận của mình đối với việc đó như thế nào?

Hay có cha mẹ ở một gia đình nọ còn "bất ngờ" phát hiện ra niềm vui khi làm việc nhà cùng con: “Khi con chúng tôi rất nhỏ, máy rửa bát của nhà bị hỏng. Thời điểm đó lại không có thời gian đi sửa. Thế là mọi người cùng nhau rửa bát. Khi đó, bọn trẻ đều nói hết những điều mình nghĩ mà từ trước đến giờ chưa nói ra. Nhiều năm rồi, tôi không tìm người sửa máy rửa bát nữa bởi tôi không muốn làm mất đi cơ hội tâm sự cùng con cái”.

anh-thay-2.jpg
Cha mẹ nên dành thời gian nói chuyện cùng con cái.

Cách trò chuyện với con hiệu quả

Khi trò chuyện cùng con cái, cha mẹ cần thực hiện mấy điểm sau:

Thứ nhất cần quan tâm sâu sắc khi nói chuyện cùng con.

Trong quá trình nói chuyện cùng con, cha mẹ nên thể hiện một sự quan tâm. Trong những gia đình hòa thuận, cha mẹ làm việc này rất tốt. Con trẻ sẽ hiểu được cha mẹ yêu quý chúng. Qua thời gian, gia đình sẽ hình thành thói quen quan tâm lẫn nhau. Điều này rất có ích cho bọn trẻ.

Hai là cha mẹ cần chú ý lắng nghe ý kiến của con.

Cha mẹ phải giữ vững quyết định của mình dù con có những ý kiến khác. Tuy nhiên, làm như vậy không có nghĩa là cha mẹ bỏ qua ý kiến hay kiến nghị của con. Cho phép con phát biểu ý kiến trong công việc gia đình sẽ mang đến hai điều lợi.

Đầu tiên trẻ sẽ đồng thuận với quyết định của cha mẹ. Sau đó chúng có thể nhận thức được mình là một thành viên quan trọng trong đại gia đình. Điều này có tác dụng lớn đối với việc bồi dưỡng lòng tự trọng và tính trách nhiệm của con.

Ba là cha mẹ tránh nói những lời xúc phạm trẻ.

Tâm trạng của cha mẹ và sự mạnh mẽ của con cái luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cha mẹ lúc nào cũng nên bình tĩnh khi dạy con.

Nhưng nếu cha mẹ lỡ nói lời không hay với con, cha mẹ có thể nói: “Thật ra trong lòng mẹ rất khó chịu, vì vậy, mẹ hiện giờ không muốn nói điều gì, con đi chơi đi. Đợi mẹ bình tâm trở lại rồi mới nói chuyện cùng con”. Tránh nói những lời quá đáng làm tổn thương trái tim bọn trẻ.

Bốn là cha mẹ hãy chú ý lắng nghe tâm sự của con.

Dù trẻ nói gì, cha mẹ cũng nên chú tâm lắng nghe đến cùng. Nếu cha mẹ không đợi con nói hết mà lập tức nổi giận thì sẽ đánh mất đi cơ hội hiểu được trẻ đang có cảm xúc gì. Khi con nói được hết điều chúng cần nói, hoặc diễn tả được cảm xúc của chúng, cha mẹ hãy bình tĩnh diễn giải lại lời con nói, sau đó hỏi xem có đúng ý kiến có đúng không. Xác nhận được cảm xúc thật sự của con, cha mẹ mới đưa ra hướng giải quyết vấn đề.

Hãy chú ý tới 5 yếu tố trong lời nói của con là thời gian, địa điểm, nhân vật, sự vật và phương thức để hiểu câu chuyện con đang nói.

Chỉ có duy nhất một tiêu chuẩn để trắc nghiệm sự giao lưu trò chuyện của cha mẹ với con thành công hay chưa, là có làm cho con trẻ nói được những điều ẩn trắc trong lòng chúng ra hay không!?

Bài liên quan
Cách nói chuyện với con theo độ tuổi đơn giản hiệu quả
(GDTĐ) - Bạn không thể áp dụng cách nói chuyện với một đứa trẻ 2-3 tuổi lên trẻ ở tuổi dậy thì được.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dạy con nên người bằng cách nói lời yêu thương