Không giống như Việt Nam, ở Nhật Bản trứng thường được chiên cùng với lá hẹ.
Thay vì dùng hành lá, người Nhật làm món trứng chiên thường cho thật nhiều lá hẹ. Họ rất thích loại rau này vì vừa đem lại hương vị thơm ngon, lại vừa giàu vitamin và chất xơ, tốt cho đường tiêu hóa.
Vào mùa đông, người Nhật và người Trung Quốc càng thích ăn nhiều lá hẹ hơn. Bởi lá hẹ có thể làm ấm dương, xua tan cảm lạnh, tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu, tránh được tình trạng thiếu dương khí.
Ngoài dùng để rán trứng, các gia đình người Nhật cũng thường xào hẹ chung với thịt hoặc rắc lên đậu phụ.
Ở Việt Nam, rau hẹ vô cùng phổ biến nhưng nhiều gia đình vẫn thường bỏ qua. Đông y cho rằng, rau hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm. Phụ nữ dùng thì đẹp da, sáng mắt, tránh viêm nhiễm. Đàn ông dùng thì "sung mãn" đến bất ngờ.
Đặc biệt, rau hẹ có thể chống được 7 bệnh ung thư. Quercetin và vitamin K là hai chất chống oxy hóa chính được tìm thấy trong hẹ. Các chất này có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú, ruột kết, tuyến tiền liệt, buồng trứng, nội mạc tử cung phổi. Ngoài ra, hẹ còn chứa carotenes, zeaxanthin, lutein, có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư phổi và miệng.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội): Rau hẹ lành tính, có nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng cần phải sử dụng đúng cách và đúng liều lượng mới có thể đem lại tác dụng tốt.
1. Chữa yếu sinh lý cho đàn ông bằng lá hẹ
Cách làm: Chuẩn bị 50g lá hẹ tươi, muối hạt. Đem lá hẹ đi rửa sạch, ngâm lá hẹ trong nước muối 10-15 phút. Cho lá hẹ vào cối giã nhuyễn, dùng vải mùng ép lấy nước cốt lá hẹ. Uống nước cốt lá hẹ ngay khi vừa thực hiện. Dùng 2 lần/ngày sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ buổi tối.
Ngoài ra, có thể thử một số món ngon từ lá hẹ để chữa yếu sinh lý: Tôm xào lá hẹ, lá hẹ xào nấm, hẹ xào lươn, cháo hẹ…
2. Chữa bệnh phụ khoa cho phụ nữ
Lá hẹ giàu chất chống viêm, chính vì vậy nếu chị em chăm chỉ ăn các món có chứa lá hẹ cũng là cách để phòng tránh được các bệnh phụ khoa hiệu quả.
Các món ngon từ lá hẹ mà chị em nên ăn: Canh hẹ nấu thịt, canh hẹ đậu hũ nấu tôm, lá hẹ xào trứng...
3. Ngộ độc thức ăn
Cách làm: Lấy một lượng lá hẹ tùy dùng đem đi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt uống.
4. Chữa cảm mạo, ho do lạnh
Cách làm: Chuẩn bị lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng liền 5 ngày.
5. Bồi bổ cho mắt
Cách làm: Chuẩn bị rau hẹ 150g, gan dê 150g. Gan dê thái mỏng, ướp gia vị rồi xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa lớn, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần. Áp dụng 10 ngày cho một liệu trình.
6. Chữa đau dạ dày, buồn nôn
Cách làm: Chuẩn bị rau hẹ 250g, gừng tươi 25g. Đem tất cả nguyên liệu trên đi thái vụn, giã nát. Sau đó lọc lấy nước, đổ vào nồi cùng với 250g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống nóng.
7. Chữa nhức răng
Cách làm: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
Lưu ý:
Người bị nóng trong không nên ăn nhiều hẹ vì hẹ tính ấm.
Lá hẹ có tính ấm có thể gây kích ứng nhất định cho đường tiêu hóa, do đó những ai đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đường ruột cần ăn ít lá hẹ.
Trước khi sử dụng lá hẹ làm thuốc cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.