Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM
ThS Cù Xuân Tiến, Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên, Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết, điểm chuẩn năm nay sẽ có xu hướng giảm nhẹ đối với tổ hợp xét tuyển A00 (Toán, Lý, Hóa) và tăng nhẹ đối với các khối với tổ hợp xét tuyển A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh), B00 (Toán, Hóa, Sinh).
"Mức điểm chuẩn các ngàngh của trường có thể giảm nhẹ trong khoảng 0,5 điểm, hoặc tương đương năm 2022", ông nói. Nguyên nhân do chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT của trường không còn nhiều (40% trong tổng 2.400 chỉ tiêu).
Ông cũng dự báo, các ngành như Kinh doanh quốc tế, Thương mại điện tử, Kinh tế quốc tế, Marketing, có mức độ cạnh tranh cao, được nhiều thí sinh quan tâm thì điểm chuẩn sẽ không giảm.
Lịch nộp lệ phí xét tuyển đại học của thí sinh 63 tỉnh thành.
Đại học Thương mại
Ông Nguyễn Quang Trung, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo, Đại học Thương mại cho biết, năm ngoái tất cả ngành của trường lấy điểm chuẩn từ 25,8 trở lên với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, ba ngành cao nhất lấy 27 điểm gồm: Marketing, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử. Các ngành còn lại phổ biến mức 26.
Theo ông những nhóm ngành 25 - 26 điểm năm nay có thể giảm nhẹ 0,25 - 0,5 điểm. Còn các nhóm ngành 27 điểm "nhiều khả năng" không giảm bởi đây đều là ngành thí sinh đăng ký đông.
Đại học Kinh tế quốc dân
PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo phân tích, với mức độ đề thi có tính phân hoá cao hơn so với năm ngoái, nhưng mức điểm chuẩn năm nay giảm hơn so với năm ngoái không lớn. Theo ông, nếu có sự tăng hoặc giảm thì thay đổi biên độ rất nhỏ (0,25 - 0,5 điểm, tùy mã ngành).
Còn với các ngành "hot" như Marketing, Kinh doanh quốc tế, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, năm 2022 điểm chuẩn trên 28, năm nay khó tăng cao hơn. Thí sinh có thể tham khảo điểm chuẩn năm 2022 để lấy làm căn cứ điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợp, ông Triệu lưu ý.