Vì vậy, trong quá trình dạy và học, ngoài cung cấp kiến thức cơ bản, học sinh cần lấy được ví dụ trong thực tiễn để phân biệt, nắm vững bản chất của những đơn vị kiến thức. Từ đó, các em có thể phân loại, xác định chính xác các hành vi phù hợp của câu hỏi ở cấp độ này.
Đối với đa số học sinh, các câu hỏi ở mức độ thông hiểu không khó, nhưng các em cần đọc kỹ để tránh nhầm lẫn giữa các phương án trả lời, chú ý dạng câu hỏi là khẳng định hay phủ định.
Với 2 câu hỏi mới dạng câu hỏi phát biểu đúng sai, học sinh nên đọc câu hỏi trước, sau đó đọc thông tin và tình huống sau. Cũng giống như làm câu hỏi tình huống của dạng câu hỏi nhiều đáp án lựa chọn, sau mỗi tình huống, học sinh nên dừng lại để phân tích tình huống với lệnh hỏi, đọc đến đâu phân tích đến đó để tránh thông tin nhiễu và phải đọc lại tình huống nhiều lần.
Câu vận dụng cao thông thường tập trung vào các nội dung chủ yếu: Các loại trách nhiệm pháp lý, các quyền tự do cơ bản của công dân, quyền bình đẳng của công dân, quyền khiếu nại và tố cáo… Trong đó có 1 câu là câu hỏi dạng “hỏi kép”.
Đa số tình huống được diễn đạt logic, tường minh và phù hợp với diễn biến tâm lý, hành vi của nhân vật. Nội dung của tình huống và hành vi của nhân vật tuy phong phú nhưng vẫn bám sát vào kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
Vì vậy, để có kiến thức khi làm câu hỏi vận dụng cao, đòi hỏi học sinh phải có sự hiểu biết chắc chắn nội dung kiến thức sách giáo khoa, có sự phân tích, so sánh, liên hệ với đời sống.
“Nhìn chung với cấu trúc này, giáo viên cần có kế hoạch điều chỉnh nội dung ôn tập cho học sinh, tăng cường các nội dung cơ bản. Cần điều chỉnh thời lượng ôn tập sao cho tương xứng với tỷ lệ các cấp độ nhận thức; tăng cường các câu hỏi nhận biết và thông hiểu”, Trương Văn Minh lưu ý.