Về cấp độ tư duy: Cấu trúc định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình GDPT 2018 và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực - cấp độ tư duy kèm theo. Các câu hỏi trong đề minh họa cố gắng gắn với các bối cảnh có ý nghĩa (bối cảnh có tác dụng/có giá trị nhất định đến đời sống, thực tiễn, khoa học).
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | Tổng | Tỉ lệ | ||||||||
Phần I | Phần II | Phần III | |||||||||
NB | TH | VD | NB | TH | VD | NB | TH | VD | |||
Nhận thức Địa lí | 7 | 2 | 4 | 6 | 1 | 1 | 21 | 52,50% | |||
Tìm hiểu Địa lí | 1 | 2 | 2 | 2 | 1 | 2 | 10 | 25,00% | |||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 2 | 3 | 2 | 2 | 9 | 22,50% | |||||
Tổng | 8 | 4 | 6 | 8 | 4 | 4 | 0 | 4 | 2 | 40 | 100,00% |
Tỉ lệ | 20% | 10% | 15% | 20% | 10% | 10% | 0% | 10% | 5% | 100% |
Tỷ trọng câu hỏi nhận biết và thông hiểu trong đề minh họa là khoảng 70% nhưng sẽ chỉ chiếm khoảng 6/10 điểm trong đề thi. 4/10 điểm vẫn là các câu hỏi vận dụng, chính vì vậy các trường đại học, cao đẳng hoàn toàn có thể sử dụng kết quả của kỳ thi để xét tuyển vào trường.
Như vậy, với đề thi này, học sinh cũng cần có sự điều chỉnh việc ôn tập, bám sát tinh thần của Chương trình GDPT 2018 nhằm có sự chuẩn bị sớm và tốt nhất cho kỳ thi 2025.