TS Vũ Thị Phương Anh. Ảnh: NVCC |
Mở rộng cơ hội thực hành Tiếng Anh
- Bên cạnh những phương pháp đổi mới dạy học của giáo viên, người học Tiếng Anh cần phải thay đổi như thế nào để học tốt môn này?
- Từ kinh nghiệm của cá nhân tôi vừa với tư cách người học và tư cách người dạy, để giỏi Tiếng Anh cần 2 bí quyết chính. Đó là, thường xuyên “đụng chạm” đến Tiếng Anh trong cuộc sống. Người học có thể tiếp cận với Tiếng Anh thông qua ca nhạc, phim ảnh, sách truyện, tin tức được trình bày bằng ngôn ngữ này.
Tiếp đó, hãy trau dồi ngoại ngữ với tâm thế học, học nữa, học mãi nhưng không phải học dồn dập, học nhồi nhét. Thay vào đó, người học cần học một cách “từ từ và đều đều”. Để duy trì sự kiên trì, hãy khơi dậy đam mê với môn học này gắn với các sở thích cá nhân.
Các bạn thích hát, hãy hát bằng Tiếng Anh. Các bạn thích xem phim, hãy xem phim nói Tiếng Anh và sử dụng phụ đề nếu cần.
- Có thể hiểu, học Tiếng Anh trong lớp không thể đạt hiệu quả như mong muốn. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong trường phổ thông, thưa TS?
- Không chỉ học trên lớp, người học cần có cơ hội học và sử dụng Tiếng Anh ngoài lớp học, rộng hơn là trong cuộc sống. Chúng ta có nhiều phương pháp học Tiếng Anh mà không tốn quá nhiều kinh phí.
Thầy, cô giáo hãy thường xuyên tổ chức cho học sinh giao lưu với người nước ngoài bằng Tiếng Anh. Không nhất thiết phải là người bản ngữ mà có thể là người nói Tiếng Anh, không biết tiếng Việt để xây dựng môi trường bắt buộc phải sử dụng Tiếng Anh.
Ngoài lớp học, hãy tổ chức cho học sinh kết bạn, giao lưu trực tuyến với các trường nước ngoài như các nước Đông Nam Á, tham dự Trại hè Tiếng Anh (English summer camp). Hiện, một số thầy, cô giáo đã xây dựng được lớp học “không biên giới” như mô hình dạy học Tiếng Anh của cô giáo Hà Ánh Phượng, tỉnh Phú Thọ.
Đây là cơ hội để học sinh thực hành sử dụng Tiếng Anh nhưng cũng nhận thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ này trong cuộc sống như giao lưu và kết bạn quốc tế. Những hoạt động trải nghiệm bên ngoài lớp học vừa giúp thay đổi không khí, vừa “khuấy động” tinh thần học tập ngoại ngữ.
Tôi tin rằng, với những phương pháp sáng tạo vượt ra ngoài khuôn khổ lớp học, khả năng Tiếng Anh của học sinh và người Việt Nam nói chung sẽ tốt lên trông thấy.
- Xin trân trọng cảm ơn TS!
Thực tế không ít người sở hữu năng lực Tiếng Anh trình độ khá và có thể sử dụng trong học tập, công việc. Đó thường nhờ phần lớn vào nỗ lực của cá nhân và sự đầu tư của gia đình. Do đó, có thể khẳng định, đầu tư của gia đình, nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của Tiếng Anh là “bệ phóng” giúp người học xây dựng môi trường và cơ hội rèn luyện, từ đó, đạt được kết quả tích cực trong môn Tiếng Anh.