Điện ảnh, sư phạm nằm trong 10 ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao

Tùng Bách (ghi) | 02/08/2021, 17:45
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Xây dựng, lịch sử, điện ảnh, sư phạm... là những ngành báo động đỏ về tình trạng dư thừa nhân lực hoặc chưa đáp ứng chất lượng tuyển dụng.

Dưới đây là top 10 ngành được cho là đang thừa nhân lực và nguy cơ thất nghiệp cao đối với sinh viên khi ra trường

xin-viec-lam.jpeg
Tốp 10 ngành học ra trường có nguy cơ thất nghiệp nhất hiện nay. Ảnh minh họa.

Ngành Sư phạm

Đây là khối ngành được Bộ GD-ĐT báo động đỏ về tình trạng thừa nhân lực. Nguyên nhân về con số dư thừa và thất nghiệp “khổng lồ” ở ngành học này được nhiều chuyên gia giáo dục phân tích là do việc dự báo tình hình giảm số lượng học sinh ở các bậc học do tác động của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời, hệ thống các trường ĐH,CĐ sư phạm được mở chưa hợp lý, chỉ tiêu đào tạo chưa được kiềm chế kịp thời. Hơn nữa, nhiều chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên học ngành này đã khiến thí sinh đăng ký rất đông.

Ngoài ra, nhiều trường Sư phạm hiện nay có một số ngành có điểm trúng tuyển không quá cao, nhiều bạn trẻ đã đổ xô vào để “ăn chắc” vào Đại học.

Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, ngành học này vẫn được dự báo là dễ thất nghiệp nhất.

Ngành Kế toán – Kiểm toán

Cách đây vài năm, ngành Kế toán – Kiểm toán thu hút được rất nhiều người học nhờ mức lương cao sau khi ra trường. Nhiều bạn trẻ trước đây đỗ vào ngành học này thường có mức học khá, giỏi trở lên.

Tuy nhiên, chỉ sau vài năm, đây lại là một trong những nhóm ngành đang dư thừa lao động và cảnh báo vẫn còn dư thừa trong các năm tới.

Nguyên nhân của sự dư thừa nhân lực nhóm ngành này là do việc ồ ạt mở ngành của các trường đào tạo trong mấy năm trước. Hiện nay, cả nước vẫn có khoảng 200 trường ĐH, CĐ đào tạo ngành nghề kế toán làm cho có quá nhiều sinh viên ra trường. Điều này dẫn đến dư thừa nguồn nhân lực hàng nghìn sinh viên thất nghiệp phải làm công việc không đúng với ngành nghề của mình.

Ngành Tài chính - Ngân hàng

Ngành Tài chính - Ngân hàng vẫn được tuyển sinh ở nhiều trường với số chỉ tiêu lớn, vượt trội so với các ngành đào tạo còn lại. Vài năm gần đây, ngành này vẫn tiếp tục là ngành mũi nhọn với chỉ tiêu tuyển sinh không hề giảm của top trường kinh tế. Dự báo trong thời gian tới, sinh viên nhóm ngành này ra trường tìm việc vẫn chưa dễ dàng và khả năng thất nghiệp, làm việc không đúng chuyên ngành đào tạo là rất cao.

Ngành Quản trị Kinh doanh

Quản trị kinh doanh thực sự là một ngành “hot” nhưng là thời điểm cách đây 5 năm. Theo kết quả thống kê những năm gần đây của Bộ giáo dục và đào tạo, quản trị kinh doanh là ngành chiếm thứ hạng cao nhất về số lượng hồ sơ đăng ký của thí sinh: trên 10% hồ sơ đang kí mỗi năm.

Điều này đồng nghĩa là số cử nhân QTKD ra trường mỗi năm rất lớn. Có nghĩa rằng, trong số này, số lượng sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề sau khi ra trường chắc chắn là con số không hề nhỏ.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp thẳng thắn chỉ ra rằng, điều họ cần là chất lượng chứ không phải số lượng cử nhân đã qua đào tạo. Do đó số lượng sinh viên bị doanh nghiệp từ chối sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tìm hướng đi phù hợp cho bản thân. Vì vậy, ngành quản trị kinh doanh đang thừa người và khi ra trường nguy cơ thất nghiệp rất cao.

Ngành Công nghệ Môi trường

Công nghệ môi trường là một chuyên ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, công tác bảo vệ môi trường còn yếu kém cũng như chưa được sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý chuyên ngành nên doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng rất ít. Vì thế, không ít người tốt nghiệp ngành công nghệ môi trường phải chấp nhận cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề đào tạo.

Cử nhân Lịch sử

Nghiên cứu lịch sử là một việc làm đầy khó khăn, thách thức. Thế nhưng đối với một nước đang phát triển và chưa đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu lịch sử thì việc chạy đôn chạy đáo xin việc vẫn không được là điều khá phổ biến.

Đặc biệt, trong thời buổi khó khăn như hiện nay, không ít cử nhân thạc sĩ cũng buộc phải làm các công việc khác để mưu sinh bởi vì không có việc làm, thất nghiệp quá nhiều.

Hiện, nhiều trường ĐH,CĐ Sư phạm vẫn mở ngành học này, tuy nhiên, cử nhân Lịch sử muốn tham gia giảng dạy còn cần rất nhiều điều kiện, tiêu chuẩn khác nữa. Chưa kể đến, sinh viên Sư phạm Lịch sử còn đang thất nghiệp quá nhiều thì cử nhân Lịch sử càng trở lên khó khăn khi xin việc.

Cử nhân Tâm lý học

Vài năm gần đây, nhiều bạn trẻ thích đăng ký học ngành này bởi điểm đầu vào thấp. Tuy nhiên, nhu cầu xã hội đối với ngành học này không cao. Chưa kể đến đây là một ngành còn khá mơ hồ đối với nhiều bạn trẻ. Vì thế, rất nhiều sinh viên ngành này ra trường phải cất tấm bằng đại học và kiếm việc khác để mưu sinh.

Ngành Công nghệ Sinh học

Nhiều bạn trẻ yêu thích môn Sinh học sẽ cho rằng, đây là một ngành có liên quan đến thuốc men, y tế… Vì vậy, sẽ rất hot và dễ dàng xin vào các viện nghiên cứu, các bệnh viện. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam là hiện nay việc đào tạo về ngành nghề này tại các trường ĐH chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Rất nhiều cử nhân muốn thành công đã phải tiếp tục học tập, nghiên cứu hay tu nghiệp ở nước ngoài, sau đó mới về Việt Nam xin việc. Vì vậy, ngành học này cũng cần cân nhắc kỹ về vấn đề việc làm.

Ngành Sân khấu Điện ảnh

Mỗi năm, hai trường Sân khấu Điện ảnh lớn nhất cả nước cùng hàng loạt trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật cho ra hàng trăm cử nhân. Tuy nhiên, không phải ai trong số đó cũng có may mắn trở thành diễn viên, xuất hiện trên các bộ phim truyền hình.

Chưa kể đến, để đi làm, ngành này cũng cần đầu tư kỹ về thuê phục trang, đạo cụ, vì thế thù lao thu được chẳng là bao. Diễn viên theo ngành sân khấu điện ảnh có thể thấy phải trang trải rất nhiều chi phí và cuối cùng không thể trụ nổi, nhiều người đành phải về quê bởi thất nghiệp, không theo được đam mê.

Ngành Kỹ sư Xây dựng

Cả nước ta có khá nhiều ngành đào tạo ra kĩ sư xây dựng. Vậy nên, con số sinh viên ra trường không hề nhỏ hàng nghìn sinh viên ra trường. Với quá nhiều sinh viên ra trường, các công ty với yêu cầu rất cao là có kinh nghiệm. Các sinh viên mới ra trường không thể đáp ứng được nhu cầu cần kinh nghiệm như các công ty yêu cầu.

Bài liên quan
Quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo
Thời gian tính phụ cấp thâm niên gồm thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điện ảnh, sư phạm nằm trong 10 ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao