Điều chỉnh phương pháp dạy và học từ đề tham khảo môn Lịch sử

Hải Bình | 02/04/2022, 14:57
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Một trong những ghi nhận của giáo viên về đề tham khảo môn Lịch sử, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay là không hỏi những chi tiết phải nhớ quá máy móc, như: ngày, tháng, các số liệu, diễn biến chi tiết,…

Các câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu có đáp án rõ ràng, không quá gây nhiễu. Học sinh chịu học bài và đọc đề kĩ sẽ làm được bài.

Đối với các câu hỏi ở mức độ vận dụng, học sinh phải học bài và vận dụng kiến thức đã học để phân tích câu hỏi, đáp án mới đưa ra được câu trả lời chính xác.

Điều chỉnh phương pháp dạy và học từ đề tham khảo

Dựa trên cơ sở đề tham khảo, giáo viên sẽ phân tích cấu trúc ma trận, nội dung đề. Việc này, theo cô Nguyễn Yến Hoàng, để định hướng nội dung ôn tập. Cụ thể, giáo viên sẽ chọn lọc nội dung ôn tập, cần xoáy vào nội dung kiến thức nào trọng tâm, bài học nào sẽ học trọng tâm, nội dung nào cần lướt qua để tránh mất thời gian không cần thiết.

Cùng với đó, định hướng phương pháp ôn tập: Nếu đề tham khảo đa số ở mức độ nhận biết, thông hiểu, tức là mức độ yêu cầu học sinh phải thuộc bài, ghi nhớ bài nhiều hơn, giáo viên sẽ điều chỉnh phương pháp làm sao cho học sinh nhớ bài hơn (sử dụng sơ đồ tư duy ngắn gọn, sử dụng trò chơi nhằm khắc họa kiến thức cho học sinh như “Ai nhanh hơn”, “Leo núi”, “Thì thầm”…)

Về hình thức ôn tập: Xác định hình thức ôn tập phù hợp đối với từng đối tượng học sinh. Đối với học sinh yếu, khả năng học bài và nhớ bài kém nên sử dụng phương pháp nào và đối với học sinh giỏi sẽ ra sao? Có thể kết hợp nhiều hình thức như ôn tập theo nhóm nhỏ học sinh yếu kém, giao bài tập trắc nghiệm trực tuyến với số câu hỏi ít ở mức độ thông hiểu, nhận biết cho học sinh làm…

Cô Nguyễn Yến Hoàng lưu ý: Học sinh dựa vào đề tham khảo để làm quen với cấu trúc đề thi. Đặc biệt, học sinh phải làm thử đề tham khảo, để đánh giá mức độ kiến thức tính tới thời điểm hiện tại, đưa ra dự đoán khả năng sẽ được bao nhiêu điểm nếu không học bài và nếu có học bài. Qua đó, học sinh điều chỉnh phương pháp học, cách thức học phù hợp để đạt được kết quả tốt.

Lưu ý học sinh ôn tập từ đề tham khảo, cô Nguyễn Yến Hoàng nhấn mạnh, học sinh tự rà soát, hệ thống hóa kiến thức cơ bản của chương trình Trung học phổ thông, chủ yếu tập trung vào nội dung chương trình lớp 12 và những nội dung kiến thức cơ bản ở lớp 11. Đồng thời, xây dựng và điều chỉnh kế hoạch ôn tập để trang bị đầy đủ kiến thức trước kỳ thi tốt nghiệp. Đưa ra phương pháp ôn tập phù hợp với bản thân để có thể nhớ bài lâu và kỹ nhất có thể, như hệ thống hóa kiến thức cơ bản qua các mô hình, sơ đồ để có tính xâu chuỗi các mạch kiến thức, giúp bao quát và dễ hình dung...

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/dieu-chinh-phuong-phap-day-va-hoc-tu-de-tham-khao-mon-lich-su-40lhcyy7g.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/dieu-chinh-phuong-phap-day-va-hoc-tu-de-tham-khao-mon-lich-su-40lhcyy7g.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điều chỉnh phương pháp dạy và học từ đề tham khảo môn Lịch sử