Thiếu dưỡng chất
Trải qua khoảng thời gian dài sau bữa tối và giấc ngủ đêm thì bữa sáng là thời điểm cơ thể được bổ sung năng lượng và dinh dưỡng. Vì thế, nếu bỏ đi bữa ăn này, cơ thể có nguy cơ bị thiếu hụt dưỡng chất và kéo dài tình trạng đó sức khỏe của bạn sẽ khó tránh khỏi bị ảnh hưởng xấu.
Một điều đáng nói, ăn sáng đầy đủ để cơ thể được bổ sung dưỡng chất, tốt cho hệ miễn dịch. Bản thân hệ miễn dịch chính là lá chắn để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố gây hại bên ngoài, miễn dịch khỏe thì nguy cơ mắc các bệnh lý, tình trạng nhiễm trùng được giảm xuống đáng kể.
Nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa
Không ít người mắc bệnh dạ dày xuất phát từ việc bỏ ăn sáng. Điều này được lý giải do bụng bị bỏ đói trong một thời gian dài làm cho dịch vị dạ dày sẽ tiết ra nhiều nhưng không có gì để tiêu hóa nên axit dạ dày quay ngược lại tấn công niêm mạc dạ dày và kết quả là xuất hiện tình trạng viêm loét dạ dày, ợ nóng, ợ chua.
Thêm một tác hại của việc không ăn sáng rất nhiều người gặp phải nữa là bị tiêu chảy, buồn nôn hoặc táo bón. Khi nhịn ăn sáng sẽ gây đói, căng thẳng. Vì đói nên hệ tiêu hóa bị kích thích và thói quen đại tiện cũng bị thay đổi. Quá đói do bỏ bữa sáng còn tạo nên thói quen ăn uống không điều độ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và đó chính là lý do khiến cho các bệnh lý đường tiêu hóa xuất hiện.
Bữa sáng đảm bảo dinh dưỡng
Để có một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất, bạn hãy:
- Cân bằng khẩu phần ăn sao cho tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể 1 ngày đảm bảo tỷ lệ carbohydrate 60%, protein 10% - 14%, chất béo 25% - 30%.
- Một bữa sáng hợp lý nên đầy đủ cả 3 nhóm chất là: chất béo, protein và tinh bột.
Qua những nội dung được chia sẻ ở trên hy vọng bạn đọc đã thấy được những tác hại của việc không ăn sáng để tạo cho mình một thói quen có bữa sáng đầy đủ dưỡng chất.