Dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout trong dịp Tết

Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra những lưu ý quan trọng về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout trong kỳ nghỉ Tết.

Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, như:

- Thừa cân hoặc béo phì.

- Hội chứng chuyển hóa.

- Bệnh thận mạn tính.

- Tăng huyết áp.

- Bệnh vẩy nến, thiếu máu tán huyết hoặc một số bệnh ung thư…

- Tiền sử hoặc đang sử dụng một số loại thuốc (thuốc lợi tiểu, aspirin, cyclosporine, thuốc ức chế miễn dịch,…)

Dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout trong dịp Tết - 3

Thịt đỏ và thịt nội tạng chứa nhiều purin, quá trình chuyển hóa purin sẽ tạo thành axit uric gây bệnh gout.

Một số lưu ý về dinh dưỡng, đặc biệt dịp Tết

1. Giảm cân khi có thừa cân - béo phì

Thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout và giảm cân làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm lượng calo và giảm cân - ngay cả khi không có chế độ ăn kiêng hạn chế purine - sẽ làm giảm nồng độ axit uric và giảm cơn gout cấp. Giảm cân cũng làm giảm căng thẳng chung cho khớp.

2. Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt hay carbohydrate phức

Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc, cung cấp carbohydrate phức. Tránh thực phẩm và đồ uống có sirô ngô có hàm lượng đường fructose cao và hạn chế uống nước ép trái cây ngọt tự nhiên, mứt, bánh kẹo ngọt,…

3. Uống đủ nước

Nên uống nước lọc hoặc nước khoáng, hạn chế nước ngọt đóng chai, nước ép hoa quả,…

4. Hạn chế chất béo bão hoà

Cắt giảm chất béo bão hòa từ thịt đỏ, thịt gia cầm béo (thịt ba chỉ, thịt đông, giò mỡ,…) và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo (sữa đặc có đường, sữa nguyên kem,…). 

Tăng cường thay thế bằng dầu, các hạt có dầu,…

5. Sử dụng chất đạm hợp lý

Nên sử dụng thịt nạc và thịt gia cầm, sữa ít chất béo và đậu lăng làm nguồn cung cấp chất đạm. Hạn chế các nội tạng như óc, lòng, tim, gan,… Nên kiểm soát tổng số lượng chất đạm sử dụng cho từng bữa, từng ngày để tránh đưa quá nhiều lượng purin cho cơ thể; thông thường chỉ nên bổ sung 1g chất đạm/kg cân nặng/24h.

6. Hạn chế sử dụng rượu, bia

Rượu, bia có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh gout và các cơn gout tái phát. Vì vậy nên hạn chế sử dụng rượu, bia theo khuyến nghị.

7. Bổ sung 500mg vitamin C/24h có thể giúp giảm nồng độ axit uric hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị để phù hợp với chế độ dinh dưỡng và kế hoạch dùng thuốc.

8. Có thể sử dụng cà phê, nhưng nên cần trao đổi với bác sĩ của bạn về lượng cà phê phù hợp.

Ngoài ra, cần duy trì các hoạt động thể lực hàng ngày, như chạy bộ, đi bộ, đạp xe, đánh cầu lông, bóng chuyền hơi, dân vũ thể thao,…

Cần duy trì tập tối thiểu 30 phút/ngày, với người trẻ nên tập 60 phút/24h, đặc biệt những người cần giảm cân.

Theo suckhoedoisong.vn
https://suckhoedoisong.vn/dinh-duong-cho-nguoi-mac-benh-gout-trong-dip-tet-169221227100113639.htm
Copy Link
https://suckhoedoisong.vn/dinh-duong-cho-nguoi-mac-benh-gout-trong-dip-tet-169221227100113639.htm
Bài liên quan
3 loại thực phẩm là độc dược đối với người bệnh thận
(GDTĐ) - Những người có vấn đề về thận nên tránh những loại thực phẩm này.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout trong dịp Tết