Nếu bạn có thời gian để chế biến thực phẩm, thì nên hạn chế việc mua những thực phẩm chế biến sẵn tại các bếp ăn gia đình để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Trường hợp bạn thực sự muốn mua những thực phẩm này, cần phải hỏi rõ người bán thời điểm chế biến và phương pháp bảo quản ở nhiệt độ phù hợp, và khi ăn cần nấu chín lại.
3. Sử dụng đồ uống có cồn điều độ
Tết là thời điểm nhu cầu sử dụng rượu bia gia tăng trong các buổi liên hoan, tất niên, sum họp gia đình, cùng với đó là số người nhập viện do say rượu, bia, thậm chí bị ngộ độc rượu cũng tăng cao hơn.
Những năm gần đây, ngộ độc rượu công nghiệp methanol luôn có xu hướng ra tăng vào các dịp Tết, do tiêu thụ các sản phẩm rượu trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Do đó, lời khuyên được các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra là:
- Hạn chế uống rượu bia, chỉ uống có điều độ những sản phẩm rượu, bia, đồ uống có cồn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có uy tín trên thị trường và được chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn.
- Tuyệt đối không tiêu thụ các loại rượu, đồ uống có cồn không rõ nguồn gốc và xuất xứ.
- Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có cồn ngâm các loại thảo dược, cây cỏ, động vật khi không biết rõ công dụng, nguồn gốc, các loại rượu chưng cất thủ công. Bởi lẽ những loại rượu này có thể chứa hàm lượng cao độc tố tự nhiên, aldehyde và furfural, những chất có thể gây ngộ độc cấp và mạn tính.
Thực hiện tốt các quy tắc về an toàn thực phẩm giúp người dân đón Tết an toàn.
4. Thực hành vệ sinh, phân loại, bảo quản và chế biến thực phẩm tốt
Tương tự như với các bữa ăn hàng ngày, bữa ăn ngày Tết của gia đình sẽ sẽ trở nên an toàn hơn nếu bạn thực hiện tốt các thực hành sau đây:
Rửa sạch tay với nước và xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm. Rửa sạch rau củ quả dưới vòi nước chảy. Sử dụng dao và thớt riêng khi nấu ăn và để riêng các loại thịt, gia cầm, hải sản, trứng sống ra khỏi các thực phẩm khác khi đi chợ và khi bảo quản trong tủ lạnh. Bảo quản các loại thực phẩm tươi sống cần phải tách biệt với các loại thực phẩm đã được nấu chín. Nấu chín kỹ các loại thực phẩm. Hạn chế ăn trực tiếp các thực phẩm tươi sống hoặc lên men nếu các thực phẩm này không được bảo quản đúng, các loại thực phẩm có dấu hiệu nhiễm nấm mốc. Đối với mâm cơm cúng ngày Tết, người dân cần lưu ý thực hiện nguyên tắc 4 giờ: Nên ăn thức ăn chín sau khi nấu 4 giờ, nếu sau 4 giờ thì cần đun nóng thức ăn trước khi ăn.
- Đối với thức ăn thừa, cần đậy kín rồi bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá, trước khi dùng lại cần hâm nóng đủ thời gian.
- Đối với các thực phẩm đông lạnh, rã đông trước khi nấu bằng một trong các cách sau: rã đông trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm, rã đông dưới vòi nước chảy, hoặc bằng lò vi sóng. Thực phẩm đã giã đông thì không cấp đông lại.