The National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases ước tính rằng khoảng một phần tư người trưởng thành ở Hoa Kỳ mắc NAFLD. Tình trạng này phổ biến hơn ở những người mắc bệnh béo phì hoặc tiểu đường loại 2.
Theo Everyday Health, trong số những người được khảo sát, 52% tiêu thụ một số thức ăn nhanh. Trong số này, 29% tiêu thụ 1/5 hoặc nhiều hơn lượng calo hàng ngày từ thức ăn nhanh. Chỉ có 29% đối tượng khảo sát này bị tăng mỡ gan.
Tại sao những người mắc bệnh tiểu đường hoặc béo phì dễ bị bệnh gan hơn?
Tiến sĩ Kardashian giải thích rằng việc tiêu thụ một lượng lớn chất béo bão hòa và chất làm ngọt đã qua chế biến, dấu hiệu đặc trưng của thức ăn nhanh, khiến cơ thể tích tụ chất béo trong gan. Tác dụng này càng trầm trọng hơn ở những người bị kháng insulin, một dấu hiệu đặc trưng của tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2, khiến lượng chất béo dư thừa bất thường tích tụ trong gan.
“Đây có lẽ là lý do tại sao những người mắc bệnh tiểu đường và béo phì đặc biệt dễ bị tác động tiêu cực của gan nhiễm mỡ,” Tiến sĩ Kardashian nói.
Sự gia tăng trong việc ăn đồ ăn nhanh là nguyên nhân gây lo ngại
Các nhà nghiên cứu gọi những phát hiện này là đặc biệt đáng báo động khi mức tiêu thụ thức ăn nhanh đã tăng lên trong 50 năm qua, bất kể tình trạng kinh tế xã hội. Họ cũng lưu ý rằng việc ăn đồ ăn nhanh tăng mạnh trong đại dịch COVID-19 và số người bị gan nhiễm mỡ có thể còn tăng nhiều hơn kể từ thời điểm khảo sát.
“Hy vọng của tôi là nghiên cứu này sẽ khuyến khích mọi người tìm kiếm các lựa chọn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng hơn và cung cấp thông tin mà các bác sĩ lâm sàng có thể sử dụng để tư vấn cho bệnh nhân của họ, đặc biệt là những người có các yếu tố nguy cơ chuyển hóa tiềm ẩn, về tầm quan trọng của việc tránh các loại thực phẩm giàu chất béo", tiến sĩ Kardashian, cho biết thêm.